nhu cầu để cá nhân tồn tại và phát triển như động vật cấp cao có khả năng tư
duy, liên quan đến việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan.
Các nhu cầu lý tưởng (nhận thức) của cá nhân đòi hỏi trả lời các câu hỏi
liên quan đến thế giới xung quanh, vị trí của cá nhân trong đó, ý nghĩa và
mục đích cuộc sống của cá nhân, bằng cách kế thừa các giá trị văn hóa đã
có, phát minh và sáng chế những cái mà các thế hệ trước chưa biết. Con
người không chỉ sống đơn thuần mà luôn trăn trở sống để làm gì? cho ai?
Nhận thức hiện thực, con người hướng tới tìm các quy tắc và các quy luật
hoạt động mà thế giới xung quanh phải tuân theo dưới dạng, có thể là các
câu chuyện thần thoại, các tác phẩm nghệ thuật, các lý thuyết khoa học.
Trong đó, khoa học được đánh giá tin cậy hơn cả trong việc nhận thức, nhờ
tính khách quan và được kiểm tra bằng thực tiễn. Các câu chuyện thần thoại,
sự tích, cổ tích làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức khi các kiến thức đã có,
được chứng minh bằng thực tiễn, không đủ để thỏa mãn nhu cầu nhận thức.
Con người không chấp nhận, không chịu đựng được tình trạng bất định,
không rõ ràng, không hiểu, không đoán trước đối với thế giới xung quanh
(các câu hỏi nảy sinh trong đầu chưa có câu trả lời). Điều này làm cho con
người bối rối, bất lực, do dự. Đặc biệt, đối với những người sơ khai, các câu
chuyện thần thoại, cổ tích đã giúp họ thỏa mãn nhu cầu nhận thức (có được
các câu trả lời cho các câu hỏi nảy sinh trong đầu). Ví dụ, chuyện “Sự tích
Hòn vọng phu” là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao hòn đá cho trước lại giống
người mẹ bồng đứa con?”. Các câu chuyện thần thoại không thay thế, làm
tăng kiến thức mà có tác dụng “an thần”, lấp những “chỗ trống” hiểu biết
trong đầu con người. Điều này cũng góp phần giải thích vì sao nạn mê tín, dị
đoan rất khó khắc phục. Ví dụ, các thầy bói luôn có sẵn các câu trả lời cho
các câu hỏi của các thân chủ về nguyên nhân thất bại, đường tình duyên, số
phận... của họ.
Cũng từ lịch sử tiến hóa và phát triển nhân loại, các nghiên cứu khoa học
cho thấy, con người nhận thức các quy luật khách quan càng đầy đủ, chính
xác thì các hành vi của con người càng trở nên tự do. K. Marx nhận xét:
“Chỉ khi những mục đích bên ngoài đánh mất cái vẻ bề ngoài của nó, tính