GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 170

trí tưởng tượng. Chưa kể, những người nào hay tưởng tượng, có vẻ mơ
mộng, lãng mạn còn bị xung quanh phê phán. Vậy Einstein có đúng không
khi nói như vậy và phải hiểu câu nói đó như thế nào?

Bạn đọc hãy thử nhìn tri thức (kiến thức) không theo quan điểm cá nhân

mà theo quan điểm của toàn nhân loại. Trong cách xem xét đó, tri thức là
những cái đã biết rồi. Chúng ta sinh sau, đẻ muộn, trước hết, phải học để kế
thừa tri thức nhân loại. Tùy theo sở thích hoặc công việc, mỗi người trong
chúng ta kế thừa “một mẩu” tri thức nào đó. Ví dụ, người học vật lý, người
học cơ khí, người học quản lý... (xem Hình 59: Trí tưởng tượng quan trọng
hơn tri thức
)

Hình 59: Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức

Nếu các thế hệ sau chỉ làm công việc học để kế thừa các tri thức đã có thì

không có sự phát triển. Nhiệm vụ các thế hệ đi sau còn là: Đi từ cái đã biết
sang cái chưa biết. Người viết cho rằng, đây phải là nhiệm vụ hướng đích
của tất cả các thế hệ thuộc tất cả các thời đại. Có câu hỏi đặt ra: “Làm thế
nào có thể đi từ cái đã biết đến cái chưa biết?”.
Có rất nhiều cái chưa biết,
chúng ta không thể tiếp nhận chúng trực tiếp thông qua các giác quan vì
chúng chưa có (ví dụ những sáng chế chưa ra đời), hoặc vì các giác quan của
chúng ta không thể tiếp nhận chúng một cách trực tiếp (ví dụ như tia hồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.