GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 171

ngoại, siêu âm, nguyên tử, điện tử). Chính trí tưởng tượng là một trong
những công cụ quan trọng nhất giúp con người đi từ cái đã biết đến cái chưa
biết. Bởi vì, trước khi có những sáng chế hiện thực, nhà sáng chế phải tưởng
tượng chúng trong đầu, hoặc để phát hiện ra tia hồng ngoại... nhà khoa học
phải tưởng tượng ra chúng và tìm cách phát hiện chúng một cách gián tiếp.
Với ý nghĩa như vậy, Einstein đúng khi nói rằng “Trí tưởng tượng quan
trọng hơn tri thức...”.
Mặt khác, đi từ cái đã biết đến cái chưa biết nhờ
tưởng tượng có nghĩa, tưởng tượng tạo ra tính mới. Không phải ngẫu nhiên,
nhiều người đặt dấu bằng giữa hai khái niệm sáng tạo và trí tưởng tượng.

Người viết còn cho rằng Einstein nói câu đó một cách đầy xúc cảm của

người đã rất nhiều lần trải qua tưởng tượng. Bạn đọc biết Einstein là tác giả
của thuyết tương đối, lý thuyết về những đối tượng chuyển động với vận tốc
bằng hoặc gần bằng vận tốc ánh sáng. Trong thực tế, chưa hề ai và muốn
cũng không được, chuyển động với những vận tốc lớn như thế. Nói cách
khác, nhà nghiên cứu không thể tiếp nhận những quá trình xảy ra với vận tốc
bằng hoặc gần bằng vận tốc ánh sáng, một cách trực tiếp thông qua các giác
quan. Rõ ràng, để xây dựng thuyết tương đối, Einstein đã phải thường xuyên
tưởng tượng.

Từ đây, bạn đọc cũng có thể thấy, một nền giáo dục–đào tạo chỉ đặt mục

đích truyền thụ tri thức, là nền giáo dục–đào tạo chỉ hướng về quá khứ. Tình
hình còn trở nên tệ hơn khi việc truyền thụ trở thành “nhồi nhét”, “tra tấn”
đến nỗi, người dạy và người học không còn yêu tri thức: Dạy và học như trả
nợ. Chưa kể, tri thức lại bao gồm cả những cái đã lạc hậu; những tri thức,
thông tin hầu như không bao giờ dùng trong cuộc đời người học; những
thông tin không đem lại ích lợi cho người học, có khi cả nhiễu nữa. Trong
khi đó, nền giáo dục–đào tạo cần có phải là nền giáo dục–đào tạo nhắm đến
đích: Đào tạo những con người tạo ra những giá trị của tương lai (xem mục
nhỏ 3.3.4. Giáo dục và đào tạo của tương lai: Vài nét phác thảo ở quyển
một). Để làm điều đó, giáo dục–đào tạo cần trang bị cho người học những
công cụ giúp người học đi được từ chỗ đã biết đến chỗ chưa biết. Trong
những công cụ đó, chắc chắn phải có những phương pháp, những kỹ năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.