GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 239

được tạo ra, các phương pháp rèn luyện khả năng tự điều khiển thế giới bên
trong của con người sẽ được xây dựng và phổ biến rộng rãi. Trong ý nghĩa
như vậy, trong phần cuối Chương 7, người viết cố gắng trình bày kết hợp
những gì đang có với những gì có thể có hướng tới mục tiêu mỗi cá nhân
biết làm chủ bản thân mình.

7.2. Điều khiển học: Một số ý tưởng cơ bản chung

Tên gọi “Điều khiển học” (Cybernetics – tiếng Anh; Кибернетика –
tiếng Nga) có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp cổ “χυβερνητιχη”, có nghĩa là
tay lái tàu thủy. Từ này cũng thường được Platon (428/427 – 348/347
trước công nguyên) sử dụng với nghĩa: Nghệ thuật lái tàu và nghĩa
bóng: Biết cách điều khiển mọi người.

Năm 1834, A. Ampère (1775 – 1836) hoàn thành “Sách đại cương về

triết học của các khoa học”. Trong đó, ông đã cố gắng sắp xếp tất cả các
kiến thức nhân loại thành một hệ thống cân đối. Mục số 83, ông dành cho
khoa học giả định, nghiên cứu các phương pháp điều khiển quốc gia và đặt
tên là điều khiển học. Ampère còn làm thơ bằng tiếng Latinh mô tả phương
châm của từng khoa học. Ứng với điều khiển học, ông viết: “... et secura
cives ut pace fruantur”
“... và bảo đảm các công dân được hưởng thái
bình”
.

Năm 1868, J. Maxwell đăng một bài báo quan trọng về quan hệ phản hồi

và gọi bộ phận điều khiển là “governor” có gốc là “gubernator” – biến thể
Latinh của từ Hy Lạp “χυβερνητιχη”.

Sau đó một thời gian dài, thuật ngữ “điều khiển học” bị rơi vào quên

lãng. Năm 1948, N. Wiener (1894 – 1964) công bố quyển sách với tên gọi
khẳng định rõ ràng “Điều khiển học” (Cybernetics), tạo được sự quan tâm
rộng rãi của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiều quy luật được Wiener trình bày
trong sách, như là cơ sở của điều khiển học, đã được phát hiện khá lâu trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.