nhu cầu cá nhân và nhằm thỏa mãn chúng; xúc cảm âm có được do hành
động không thỏa mãn nhu cầu có tác dụng ngăn cá nhân lặp lại hành động
đó.
Trong phạm vi 2 , cần các biện pháp xã hội lập ra loại quan hệ phản hồi
dẫn đến kết quả mới: Nếu cá nhân hành động trong phạm vi 2 thì nhu cầu
cấp bách của cá nhân chắc chắn không được thỏa mãn. Sự điều khiển này
được minh họa trên Hình 76. Bạn đọc hãy so sánh Hình 76 với Hình 70.
Hình 76: Quan hệ phản hồi cần có, được thiết lập bởi xã hội để cá
nhân không hành động trong phạm vi hành động 2
Các biện pháp xã hội bao gồm các biện pháp pháp luật, hành chính, các
thái độ, hành vi phản ứng của những người xung quanh nói riêng, xã hội nói
chung... Các biện pháp pháp luật chỉ ra những hành động bị cấm thực hiện
và các hình thức phạt để cá nhân không thỏa mãn các nhu cầu cấp bách của
mình. Từ đó, cá nhân không dám có những hành động bị cấm. Nói chung,
nhìn theo quan điểm sáng tạo và đổi mới, các biện pháp pháp luật chủ yếu
thiên về cấm chứ không phải thiên về cho phép. Công dân có quyền làm
những gì pháp luật không cấm. Do vậy, mới có được sự phát triển trong xã
hội, nhờ tạo điều kiện thuận lợi giải phóng sức sáng tạo của các công dân.
Bạn đọc thử tưởng tượng một xã hội, ở đó các công dân chỉ được làm những
gì luật cho phép, năm này qua năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Đấy là
một xã hội dậm chân tại chỗ, nếu không nói rằng, tiến tới suy thoái. Để đối
xử phù hợp, hiệu quả với từng hành động cụ thể của cá nhân trong phạm vi