Hình 39: Mô hình nhu cầu – hành động của cá nhân ở tuổi trưởng
thành nhất định
Khi gọi các yếu tố nói trên là các yếu tố độc lập, người viết vẫn ngụ ý
rằng giữa chúng có các tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau (xem mũi
tên hai đầu ↔ trên Hình 39) và từng yếu tố đó có thể thay đổi (hiểu cả nghĩa
tốt lẫn nghĩa xấu) chứ không phải hình thành một lần rồi bất biến.
Từng yếu tố độc lập kể trên, khi hoạt động, có thể có các chủng loại khác
nhau, ở những quá trình, trạng thái, tính chất khác nhau, với cường độ, sắc
thái, thời gian tác động... khác nhau, tạo nên phổ rất đa dạng cho từng yếu
tố. Để dễ trình bày, người viết chọn sự đa dạng cho mỗi yếu tố là 10 (thực ra
mức độ đa dạng trên thực tế lớn hơn nhiều lần). Điều này có thể hiểu được
vì, từng yếu tố độc lập nói trên, nếu đi sâu hơn nữa, chúng ta còn thấy, là hệ
thống hợp thành từ các yếu tố có thang bậc hệ thống thấp hơn theo những
cách khác nhau và thay đổi theo thời gian. Ví dụ như các nhu cầu, xúc cảm,
mong muốn tự nguyện hợp thành mang tính hệ thống (xem các mục trước
của Chương 5 này). Từ đây, chúng ta có bảng hình thái, xem Hình 40.