Bạn đọc đã biết từ mục 5.2. Các nhu cầu của cá nhân, về mặt nguyên tắc,
các nhu cầu của cá nhân là gốc của các hành động cá nhân và cá nhân hành
động nhằm thỏa mãn các nhu cầu ấy. Trải qua tiến hóa, phát triển trong tự
nhiên với thời gian rất dài, sau đó, trong môi trường xã hội, quá trình truyền
dẫn, biến đổi từ nhu cầu đến hành động và ngược lại của tâm lý con người
trở nên rất phức tạp, đa dạng. Điều này được diễn tả bằng sự tương tác giữa
các yếu tố mang tính độc lập nhất định như các nhu cầu, xúc cảm, thói quen
tự nguyện, tư duy xảy ra ở ba mức: Ý thức, tiềm thức và vô thức. Trong
trường hợp chung, quá trình truyền dẫn và biến đổi từ nhu cầu đến hành
động được mô tả thành chuỗi đầy đủ N → X → Q → T → H → ở cả
ba mức: Ý thức, tiềm thức, vô thức.
Đi vào cụ thể, các yếu tố độc lập đó là:
1. Các nhu cầu cá nhân ở mức ý thức N
y
2. Các nhu cầu cá nhân ở mức tiềm thức N
t
3. Các nhu cầu cá nhân ở mức vô thức N
v
4. Các xúc cảm cá nhân ở mức ý thức X
y
5. Các xúc cảm cá nhân ở mức tiềm thức X
t
6. Các xúc cảm cá nhân ở mức vô thức X
v
7. Các thói quen tự nguyện ở mức ý thức Q
y
8. Các thói quen tự nguyện ở mức tiềm thức Q
t
9. Các thói quen tự nguyện ở mức vô thức Q
v
10. Tư duy ở mức ý thức T
y
11. Tư duy ở mức tiềm thức T
t
12. Tư duy ở mức vô thức T
v