GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 47

khác, khi đã có PPLSTVĐM, bạn nên trang bị các công cụ phát ý tưởng đó
cho mình ở vùng ý thức và sử dụng chúng. Bạn không nên cực đoan chỉ tin
vào những ý tưởng có được nhờ các cơ chế hoạt động của tiềm thức, vô
thức.

Sự tồn tại ý thức, tiềm thức, vô thức và các hoạt động của chúng là bằng

chứng nữa cho thấy thế giới bên trong mỗi người rất phức tạp, khó nghiên
cứu. Bởi vì, những gì thuộc thế giới bên trong con người như các nhu cầu,
xúc cảm, thói quen tự nguyện, tư duy... còn có thể hoạt động ở ba mức khác
nhau và chuyển từ mức này sang mức khác. Trong đó, sự vận hành của các
cơ chế tiềm thức và vô thức không được chủ thể nhận biết.

Theo một số nhà nghiên cứu, xét về “kích thước”, ý thức chỉ là một lớp

vỏ mỏng so với tiềm thức, vô thức. Thậm chí, có người còn cho rằng vô
thức sâu vô đáy. Rất tiếc, khoa học ngày nay biết rất ít, nếu như không nói
rằng, hầu như không biết gì về tiềm thức, vô thức, càng chưa có các phương
tiện tác động trực tiếp và điều khiển chúng phục vụ các lợi ích của con
người.

Người viết còn quay trở lại đề tài này trong mục nhỏ 6.4.8. Linh tính.

5.7. Mô hình nhu cầu – hành động và các khả năng
của tư duy

5.7.1. Mô hình nhu cầu – hành động

Đến đây, tổng hợp những gì đã trình bày trong chương này, chúng ta có

mô hình nhu cầu – hành động mô tả hoạt động của thế giới bên trong cá
nhân từ nhu cầu đến hành động và ngược lại, xem Hình 39. Bạn đọc cần
hiểu rằng, đây là mô hình rất gần đúng. Người viết đưa ra mô hình này nhằm
mục đích minh họa tính phức tạp của thế giới bên trong mỗi người và ít,
nhiều, mỗi người có thể hiểu bản thân mình hơn, xử sự với những người
khác tốt hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.