Nếu chúng ta muốn mô hình nhu cầu–hành động phản ánh hiện thực đầy
đủ, chính xác hơn nữa, chúng ta còn phải tính đến các mối liên kết đa dạng
có thể có giữa 12 yếu tố độc lập nói trên. Lúc đó, số lượng các hệ thống có
được còn lớn hơn số lượng các tổ hợp 1012 gấp rất nhiều lần và mỗi hệ
thống có tính hệ thống, là sự thay đổi về chất, chứ không phải là phép cộng
của phổ đa dạng các yếu tố độc lập.
Trong các tổ hợp nói trên, có những trường hợp đặc biệt như:
(xem mũi tên nối từ
N đến H trên Hình 39). Điều này có nghĩa, có những hành động xuất phát
trực tiếp từ các nhu cầu.
(xem mũi tên nối từ
X đến H trên Hình 39). Điều này có nghĩa, có những hành động xuất phát
trực tiếp từ các xúc cảm.
(xem mũi tên nối từ
Q đến H trên Hình 39). Điều này có nghĩa, có những hành động xuất phát
trực tiếp từ các thói quen tự nguyện.
(xem mũi tên nối từ
T đến H trên Hình 39). Điều này có nghĩa, có những hành động xuất phát
trực tiếp từ các ý nghĩ.
Các hành động của cá nhân có thể chia thành hai loại:
1. Các hành động mang tính bẩm sinh, đã được lập trình trong cơ thể của
mỗi cá nhân bình thường;
2. Các hành động được hình thành, củng cố, thay đổi, tiến hóa, phát triển,
suy thoái do cá nhân sống, học tập (hiểu theo nghĩa rộng), làm việc và tương
tác với khách thể và môi trường tự nhiên, xã hội.