muỗi đốt, vắt hút máu... và trở nên chán nản (xúc cảm âm). Anh thứ hai đầy
lòng căm thù bọn gieo rắc cái chết trắng, đã đẩy bao nhiêu người vào con
đường tội lỗi, phá vỡ sự bình yên của biết bao gia đình... nên mừng như bắt
được vàng khi có thông tin đó (xúc cảm dương). Bạn đọc có thể đoán ra, anh
thứ hai chắc chắn sẽ hành động vì có những xúc cảm phù hợp thúc đẩy, còn
anh thứ nhất có thể không. Tệ hơn, nếu anh thứ nhất quá yêu tiền, có khi anh
hành động ngược lại: Bán thông tin ấy cho bọn buôn ma túy để lấy tiền.
Dưới đây là một số ví dụ khác minh họa tác động mạnh mẽ của những xúc
cảm cao thượng, thúc đẩy các hành động anh hùng thầm lặng và sự nguy
hiểm của thói thờ ơ, dửng dưng, lãnh đạm, vô cảm, ngăn cản hành động, kể
cả những hành động mà ý thức của bất kỳ người bình thường nào đều bảo:
“Phải làm!”.
○ Từ xa xưa, các nhà bác học đều cho rằng những vân hoa trên ngón tay mang tính cá nhân độc
đáo và những vân tay ấy sẽ giữ như thế suốt đời không thay đổi. Có những kẻ phạm tội sợ để
lại dấu tay khi hành động, đã phá bỏ vân trên ngón tay mình. Nhưng liệu làm cách đó vân tay
có biến đi hay thay đổi không?
Hai nhà nghiên cứu hình sự Loca và Vicopski quyết định xem xét lại chuyện đó. Họ bèn lấy nước
sôi, mỡ sôi và cả sắt nung để phá bỏ vân tay của chính mình. Bằng những cách làm tự nguyện như
vậy, họ khám phá ra rằng sau khi bị phá hủy, trên những ngón tay đã lành, vân tay vẫn xuất hiện trở lại
đúng y như cũ.
○ Grace Paley là một nhà thơ lớn của văn học Mỹ hiện đại. Bà đã từng được phong tặng danh
hiệu cao quý của thi ca Mỹ: Thi bá bang New York. Bà là người Mỹ gốc Nga. Gia đình bà sang
Mỹ định cư năm 1905. Năm nay, bà đã ngoài tám mươi tuổi. Hai vợ chồng bà sống trong một
ngôi nhà giản dị ở một vùng nông thôn, ngoại ô New York. Họ trồng trọt và chăn nuôi một số
bò sữa.
... Chỉ khi bị hỏi thì Grace mới nhớ lại những ngày bà lãnh đạo phong trào chống chiến tranh của
Mỹ ở Việt Nam. Ngày ấy – những ngày đầu Mỹ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp ở chiến trường
Việt Nam. Vào một buổi sáng, người ta thấy xuất hiện một phụ nữ nhỏ bé, hiền hậu và nhẫn nại đứng
giữa một ngã tư của thành phố với tấm biển ghi dòng chữ phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.