ngút ngàn cây cối, rực rỡ hoa nở trong mùa hạ và viết những câu thơ về tiếng thì thào của rừng
thông, của bầy chim di cư, của hoa anh đào... Nhưng như thế, tôi chỉ là một nhà thơ hèn hạ và những
câu thơ ấy là những câu thơ vô nhân khi lịch sử đang bị đánh lừa và chảy máu”. (Trích từ bài báo:
“Người đàn bà phản chiến: Nước bọt và bức tượng không dựng” của Petter Phan, đăng trên báo An
Ninh Thế Giới Cuối Tháng, tháng 9/2003).
○ Tình cảm phản chiến tiếp tục chĩa mũi dùi vào tôi (tôi tức McNamara, lúc đó đang là bộ
trưởng Bộ quốc phòng Mỹ – người viết giải thích) từ nhiều phía khác nhau. Đôi khi nó đến từ
những người mà tôi yêu quý nhất...
Marg (vợ của McNamara – người viết giải thích) khi ấy đi du lịch nên tôi một mình đến New York
dùng bữa chiều với Jackie (vợ của cố tổng thống Kennedy – người viết giải thích). Sau bữa ăn, chúng
tôi ngồi trên một chiếc trường kỷ trong thư phòng ở căn hộ Manhattan của bà để thảo luận về tác
phẩm của nhà thơ Chilê đoạt giải thưởng Nobel Gabriela Mistral...
Không biết những xúc cảm của bà trào dâng do những vần thơ hay do những lời mà tôi thốt ra, tôi
cũng chẳng rõ nữa. Bà bỗng tỏ ra rất chán nản và rất gay gắt đối với chiến tranh. Nói gì thì nói, bà đã
trở nên căng thẳng đến mức nghẹn ngào không thốt được nên lời. Bất chợt bà bật khóc. Bà quay phắt
lại và đúng theo nghĩa đen, giáng cho tôi một bạt tai, và đòi tôi phải “làm gì đó để chấm dứt cảnh
chém giết”.
Những lần va chạm của tôi với những người phản kháng trở nên ầm ĩ và tồi tệ hơn. Một trong
những lần gây bối rối nhất đã diễn ra vào tháng 8-1966. Đang khi cùng cả nhà chờ máy bay ở phi
trường Seattle sau cuộc leo núi Rainier với Jim và Lou Whitaker (Jim là người đầu tiên chinh phục
đỉnh Everest) thì một gã đàn ông tiến lại, hét lớn “quân giết người” và nhổ toẹt vào tôi. Sau đó, trong
dịp lễ Giáng sinh, khi tôi dùng bữa trưa với Marg tại một nhà hàng trên đỉnh Aspen, một thiếu phụ đã
tiến lại bàn và hét to đủ để cả phòng nghe thấy: “Đồ thiêu sống trẻ em! Bàn tay mày đang vấy máu!”.
(Trích từ bài báo: “Khó khăn cứ chồng chất” của hồi ký McNamara “Nhìn lại tấn thảm kịch và bài
học ở Việt Nam” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 1/6/1995, Khắc Thành và Anh Việt trích dịch).
○ Ông Tám On (Lê Văn On ngụ ở ấp Tiên Long 1, xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre),
65 tuổi, trình độ văn hóa lớp 5. Ông từng sống trong căn nhà lá cột gòn và lao động kiếm sống,
nên rất thấu hiểu cảnh thiếu khó của người nghèo neo đơn không nơi nương tựa. Năm 31 tuổi,
khi gia đình bắt đầu có của ăn, của để, ông đã nghĩ đến việc giúp những gia đình nghèo sống
trong cảnh nhà dột cột xiêu, bằng cách cất cho họ căn nhà che nắng, che mưa. Ông nói: “Người