GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 60

nghèo cho họ tiền, họ tiêu xài hết, chi bằng cho họ cái nhà. Người sống có cái nhà, người chết

có mồ mả. Cho nhà tức là gánh hết phân nửa lo toan, họ chỉ còn lo cái ăn, cái mặc, sắm sửa

trong gia đình”.

Lúc đầu ông cất nhà tình thương cho người nghèo, mỗi năm khoảng 5-10 căn. Trong khoảng thời

gian từ 1990-2000, huê lợi vườn nhà khá lên, số lượng nhà ông cất giúp người nghèo, bình quân mỗi

năm 30 căn. Ban đầu ông cất nhà cho người nghèo trong ấp, trong xã. Sau đó, được những người làng

đi làm ăn, buôn bán trong và ngoài tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh... giới thiệu, ông Tám

On tìm hiểu và sẵn lòng giúp nhà cho những người nghèo thật sự biết lo làm ăn. Chẳng hạn như

trường hợp Phước “mù” bán vé số ở ấp Phước Hòa, xã Thành Triệu, Châu Thành, ông vừa cất cho căn

nhà tình thương vào tháng 8/2003. Phước “mù” là một người hiếu thảo, cặm cụi làm ăn, vừa bán vé số

nuôi bà ngoại vừa để dành tiền mua được nền nhà. Ông giúp Phước “mù” tận tình, không chỉ giúp nhà

mà còn mua thêm ít gỗ để đóng cho cái giường, cái bàn, cái ghế. Người nghèo khi nhận nhà đều cảm

ơn, ông khuyên họ: “Hãy cố gắng làm ăn, chăm lo gia đình hạnh phúc là đáp ơn tôi rồi”.

Nhà ông cho người nghèo cũng chẳng phải sang trọng gì, thường là nhà bằng thân cây dừa lão xẻ

ra làm sườn. Nhà có bề ngang 4 m, dài 6 m. Thời giá những năm 1990 khoảng 600.000 đồng một

sườn nhà. Tuy vậy, khối người nhiều tiền hơn ông đã không làm gì cả. Còn bây giờ, cây dừa già làm

nhà được cũng tăng theo thời giá, khoảng 1,5 triệu đồng một căn. Dù là vậy, nghe ở đâu có người

nghèo thiếu nơi ăn, chốn ở là ông Tám On lại có mặt và lăn lưng vào với niềm vui làm việc thiện...

Trong suốt hơn 30 năm, ông đã cất gần 600 căn nhà tình thương cho người nghèo. Phóng viên khó

khăn lắm mới gợi được ông nói về việc làm từ thiện của mình. Ông tâm niệm là làm việc thiện thì kể

làm chi... Ông cũng không nhắc gì tới bằng khen do Chủ tịch nước trao tặng vì có công nuôi giấu cán

bộ cách mạng nhiều năm liền. (Trích từ bài báo: “Ông già 30 năm làm nhà tình thương” của Lư Thế

Nhã đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 1/11/2003 và bài báo: “Một gia đình nông dân ở Bến Tre: 30 năm:

Xây hơn 600 căn nhà tặng người nghèo” của Hồng Tâm đăng trên báo Phụ Nữ ngày 1/11/2003).

○ Cái nghèo của vợ chồng ông Dung “nổi tiếng” khắp xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ

An. Mỗi ngày một ấm nước chè xanh với mỗi bát nước giá 200 đồng là thu nhập chính của ông

bà.

Chị bán cá trước lều ông Dung kể lại: “Dân ở đây nghèo lắm, bán mấy yến thóc mới mua được đôi

dép nhựa chỉ để đi vào những dịp lễ tết hay giỗ chạp mà thôi, nên bình thường đều đi chân đất. Mấy

năm trước đây, hồi ông bà Dung mới dọn ra ở chợ Cấm, có chị L. chẳng may giẫm phải kim tiêm do

bọn nghiện ma túy vứt lại, chị ấy ôm chân nằm kêu khóc giữa chợ vì sợ lây bệnh xã hội. Chúng tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.