GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 61

phải bồng chị ấy vào lều để bà Dung băng bó chân cho chị. Cũng kể từ ngày đó mọi người đi chợ

không còn thấy kim tiêm vứt bừa bãi nữa. Thì ra, ông Dung đã dậy sớm nhặt đem chôn các kim tiêm

hàng ngày”. Ngã bệnh nằm liệt giường, ông Dung vẫn thều thào dặn bà Dung thay ông mỗi sáng sớm

đi khắp chợ nhặt bằng hết kim tiêm. Nghe lời chồng, mặc dù nửa người gần như bị liệt sau một căn

bệnh hiểm nghèo, sáng nào bà Dung cũng cố cà nhấc đi hết khu chợ rộng lớn để nhặt kim tiêm. Nếu

tính mỗi ngày ít nhất ông bà Dung nhặt được mười chiếc kim tiêm, thì đến nay, hai ông bà đã thay

phiên nhau nhặt và chôn hơn 5000 chiếc kim tiêm. Ông bà làm chỉ vì sợ các bà, các chị đi chợ, chẳng

may, giẫm vào thì tội nghiệp lắm. (Bài báo “Đôi vợ chồng già và 5.000 chiếc kim tiêm” của Võ Văn

Thành, đăng trên báo Tuổi Trẻ, 12/5/2004).

○ Khoảng 15g ngày 19/8/2005, gần trạm thu phí An Sương–An Lạc, có hai thanh niên chạy xe

gắn máy bị tai nạn giao thông. Khi mẹ tôi đến thì tai nạn đã xảy ra và đám đông (phần lớn là

nam giới) đang vây kín xung quanh hai người bị nạn. Một người bất tỉnh hoàn toàn, còn một

người tuy tỉnh táo nhưng đầy thương tích. Vậy mà tuyệt nhiên chẳng có ai tìm cách đưa hai

thanh niên đến trạm cấp cứu cách đó không xa. Sợ để lâu nguy hiểm đến tính mạng hai nạn

nhân, mẹ tôi vội vã kêu mọi người giúp đưa họ đi cấp cứu. Thế nhưng ai cũng phớt lờ. Một lát

sau, may mắn có một phụ nữ lớn tuổi ở gần đấy và một bác tài xe ôm đến giúp. Người bị nạn

khá to béo còn mẹ tôi và người phụ nữ kia đã lớn tuổi nên loay hoay mãi vẫn không thể nào

đưa được lên xe. Lúc này mẹ tôi gần như van nài những nam thanh niên hiếu kỳ giúp một tay.

Đáp lại lời kêu gọi của mẹ tôi vẫn chỉ là những thanh niên vô cảm đứng trố mắt ra mà nhìn!

Phải đến khi có một phụ nữ nữa tình cờ chứng kiến đến giúp thì người bị nạn mới được đưa lên

xe đi cấp cứu. Về đến nhà, mẹ tôi thừ ra thẫn thờ. Gặp người bị nạn nguy hiểm đến tính mạng

mà chỉ đứng nhìn, sao có những người lại vô cảm như thế. (Bài báo: “Sao vô cảm đến thế!”

của Trần Nguyễn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 26/8/2005).

Không chỉ những thanh niên nói trên vô cảm mà không ít các công chức, quan chức đầy tớ của dân

cũng vô cảm, vô trách nhiệm, bất nhân, bất nghĩa đối với những bức xúc, đau khổ của người dân và

thực tế đến nay cho thấy, họ hành dân là chính.

5.7.3. Mối quan hệ giữa tư duy và các yếu tố độc lập khác

Theo mô hình nhu cầu – hành động (xem Hình 39), tư duy chỉ là một mắt

xích trung gian trong chuỗi nhu cầu – hành động N → X → Q → T →
H và có sự tương tác giữa tư duy và các yếu tố độc lập khác. Do lịch sử
tiến hóa và phát triển để lại, tác động của các yếu tố độc lập khác như các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.