nhu cầu, xúc cảm, thói quen tự nguyện, hành động lên tư duy, nói chung,
mạnh hơn nhiều lần tác động ngược lại của tư duy lên các yếu tố độc lập
khác. Điều này được diễn tả trên Hình 39 bằng các mũi tên theo đường liên
tục ( mạnh) và đường gạch–gạch (- - - yếu).
Kết luận nêu trên có thể hiểu được, vì con người kế thừa chuỗi không đầy
đủ N → X → Q → H của động vật tổ tiên mang tính bẩm sinh, là kết
quả của chọn lọc tự nhiên nhiều triệu năm. Những yếu tố như N , X , Q ,
H là những yếu tố truyền thống đã có trong thế giới động vật, được phát
triển tiếp ở con người. Trong khi đó, tư duy bằng các khái niệm dưới dạng
ngôn ngữ T là yếu tố mới, chỉ con người mới có. Tư duy hình thành và phát
triển cùng với ngôn ngữ giao tiếp, lao động mang tính xã hội trong khoảng
hơn triệu năm nay và truyền từ đời này sang đời khác theo cơ chế di truyền
xã hội, chứ không phải theo cơ chế di truyền tự nhiên như các yếu tố truyền
thống. Nói cách khác, khi đứa bé mới ra đời, trong bộ não (phần cứng) bẩm
sinh đã có sẵn chuỗi N → X → Q → H . Sống trong xã hội, nhờ giao
tiếp và giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng nhất), chuỗi nói trên được phát triển
tiếp đến độ tuổi trưởng thành nhất định mới có được chuỗi đầy đủ N → X
→ Q → T → H (nạp thêm phần mềm T , rất tiếc, lại là phần mềm của
phương pháp thử và sai). Trong ý nghĩa này, các yếu tố truyền thống N ,
X , Q , H , rõ ràng, liên kết với nhau “chặt” hơn là với tư duy và tác động
lên tư duy cũng mạnh hơn so với tư duy tác động ngược trở lại các yếu tố
truyền thống.
Tác động của các yếu tố độc lập truyền thống lên tư duy có thể tốt, có thể
xấu. Nói cách khác, tư duy, với tư cách là mắt xích trung gian trong chuỗi
đầy đủ, chứ không phải là gốc của hành động, bị chi phối rất mạnh bởi các
yếu tố: Nhu cầu, xúc cảm, thói quen tự nguyện, hành động. Sự chi phối này,
nói chung, mang tính chất may nhờ, rủi chịu, làm cho suy nghĩ của mỗi
người rất, rất chủ quan. Trong khi đó, để tìm ra lời giải đúng cho bài toán,
yêu cầu mang tính quyết định là tư duy phải phản ánh chính xác hiện thực
như hiện thực vốn có. Nói cách khác, trong trường hợp lý tưởng, tư duy phải
phản ánh khách quan một cách khách quan. Khi suy nghĩ, mỗi người, một