Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình vừa nêu. Một số trong những
nguyên nhân đó là:
1. Suy nghĩ, mà thực tế lại là suy nghĩ bằng phương pháp phổ biến thử và
sai, tốn nhiều sức lực, trí lực, thời gian (xem mục nhỏ 2.3.2. Các nhược
điểm của phương pháp thử và sai). P.X. Alexanđrov, nguyên Chủ tịch Viện
hàn lâm khoa học Liên Xô cũng khẳng định: “Quá trình sáng tạo là công
việc, ở đó, những cố gắng không thành công chiếm tới 99% các nỗ lực sáng
tạo và chỉ thỉnh thoảng mới có thành công ngắn ngủi. Thành công đó giống
như hạt cám vàng có được sau khi đã đãi nhiều tấn cát”. Hay như Rousseau
nhận xét: “Có cả hàng ngàn con đường dẫn đến cái sai, chỉ có một con
đường dẫn đến chân lý”. Do vậy, nhiều người ngại, lười, trốn suy nghĩ, thậm
chí, cam chịu, chấp nhận những hậu quả không mong muốn do vấn đề chưa
được giải quyết mang lại. Nói cách khác, đành “sống” chung với vấn đề. Ví
dụ, sống chung với ô nhiễm, kẹt xe.
2. Môi trường có những điều kiện giúp người có các vấn đề tránh suy nghĩ
giải quyết chúng. Ví dụ, các vấn đề có thể báo cáo lên cấp trên. Cấp trên sẽ
suy nghĩ, giải quyết, mình chỉ là thiên lôi chỉ đâu đánh đấy theo quyết định
của cấp trên. Các vấn đề có thể chuyển giao cho những người khác giải
quyết bằng cách mua, thuê các thành phẩm, dịch vụ có sẵn hoặc đặt hàng
giải quyết theo các yêu cầu của chủ sở hữu vấn đề. Tất nhiên, chủ sở hữu
vấn đề phải có đủ tiền để làm điều đó.
3. Người có vấn đề có thể chuyển sang các môi trường khác, ở đó không
có vấn đề mình gặp. Ví dụ, chuyển công tác, chuyển nhà, chuyển nghề, li dị,
cắt đứt các quan hệ xấu.
Ngay cả những người có suy nghĩ giải quyết vấn đề và tìm ra các ý
tưởng lời giải cũng ít khi tự mình thực hiện các hành động để giải cho
xong bài toán, có thể, vì các lý do sau:
1. Quá trình hành động để biến ý tưởng lời giải thành hiện thực so với
việc chỉ suy nghĩ tìm ra ý tưởng lời giải thường khó hơn, đòi hỏi nhiều điều