Giai đoạn G: Áp dụng thành phẩm vào hệ thực tế
Lúc này, người giải, cùng các thông tin về thành phẩm, hệ thực tế, tương
tác giữa thành phẩm và hệ thực tế, biến chúng (các thông tin đầu vào) thành
các thông tin đầu ra. Đấy là những thông tin hướng dẫn các hành động để
cuối cùng, hệ thực tế tiếp nhận thành phẩm một cách đầy đủ, ổn định và bền
vững (đổi mới hoàn toàn), xem Hình 41.
Các hiện tượng tâm lý, các công cụ giúp biến đổi thông tin thành tri thức
có trong đầu của người giải đều tham gia tích cực trong tất cả sáu giai đoạn
nói trên, ở đó có các quá trình tìm, truyền, biến đổi... thông tin.
Một cách khái quát, mô hình của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và
ra quyết định được trình bày trên Hình 43. Ở đây, khái niệm bài toán được
hiểu theo định nghĩa đã cho trong mục 1.2. Một số khái niệm cơ bản và các
ý nghĩa của chúng của quyển một. Mô hình này dùng cho bài toán nói
chung, hiểu theo nghĩa, có thể dùng cho một phần của mỗi giai đoạn hoặc
mỗi giai đoạn nếu như ở đó có bài toán chứ không phải chỉ dành cho sáu giai
đoạn một cách “trọn gói”.
Mô hình cho chúng ta biết, thông tin có trong lời phát biểu bài toán (thông
tin đầu vào), trước hết phải được tiếp thu nhằm mục đích hiểu bài toán. Để
hiểu bài toán, người giải phải rút những thông tin, kiến thức lưu giữ trong trí
nhớ ra, đồng thời, có thông tin gì mới thì gởi vào trí nhớ để dùng trong
tương lai, khi cần thiết. Nói cách khác, mối quan hệ giữa khối tiếp nhận
thông tin và trí nhớ là mối quan hệ hai chiều: Rút thông tin ra và gởi thông
tin vào (xem các mũi tên tương ứng trên Hình 43).
Sau khi hiểu bài toán, người giải chuyển sang giai đoạn xử lý thông tin để
có được những thông tin sâu sắc hơn nữa từ những thông tin đầu vào có
trong lời phát biểu bài toán. Đây chính là giai đoạn suy luận (suy lý) với
những cách xử lý thông tin như phân loại, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phân
tích, tổng hợp, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa. Mối
quan hệ giữa giai đoạn xử lý thông tin và trí nhớ cũng là mối quan hệ hai
chiều.