tự phát tác động mạnh lên các hành động của chúng ta, theo cách mà chúng
ta không mong muốn thì trong tương lai, chúng ta sẽ cần điều khiển (hiểu
theo nghĩa tốt đẹp) những yếu tố đó để có được những quyết định hành động
đổi mới, tạo ra sự phát triển liên tục, đầy đủ, ổn định và bền vững trên thực
tế. Ngoài ra, việc biết, hiểu mình hơn còn giúp chúng ta biết, hiểu những
người khác hơn vì “lòng vả cũng như lòng sung”. Do vậy, những kiến thức
này còn giúp chúng ta đối xử với con người phù hợp với các quy luật liên
quan đến con người mà lẽ ra từ lâu, mỗi người cần nhận được cách đối xử
hợp quy luật từ những người khác.
Những gì trình bày trong quyển hai này lấy từ tâm lý học, lý thuyết thông
tin, điều khiển học (Cybernetics) nhằm giúp bạn đọc có những kiến thức cơ
sở nhất định của PPLSTVĐM. Điều này có nghĩa, từ ba khoa học nói trên,
người viết cố gắng rút ra những gì cần thiết nhất, phục vụ tốt nhất cho việc
sử dụng PPLSTVĐM của bạn đọc trong tương lai. Nói như vậy, một mặt,
bạn đọc nào muốn tìm hiểu sâu, rộng hơn, cần tìm thêm các tài liệu về ba
khoa học nói trên để tự nghiên cứu. Mặt khác, bạn đọc thông cảm với người
viết, hiểu theo nghĩa, công việc xác định, rút ra và trình bày “những gì cần
thiết nhất, phục vụ tốt nhất cho việc sử dụng PPLSTVĐM” từ ba khoa học
nói trên mang tính chủ quan của người viết. Do vậy, chắc chắn có nhiều
thiếu sót, mong bạn đọc chỉ ra. Người viết chân thành cám ơn trước.
Quyển hai “Thế giới bên trong con người sáng tạo” gồm ba chương.
Chương 5: Từ nhu cầu đến hành động và ngược lại trình bày các hiện tượng
thuộc thế giới bên trong con người như các nhu cầu, xúc cảm, thói quen tự
nguyện, tư duy và cho thấy, chúng có thể ảnh hưởng lên các hành động của
cá nhân với mức độ đa dạng cao như thế nào. Đồng thời, Chương 5 cũng
cho thấy tác động của các hiện tượng thuộc thế giới bên trong làm tư duy
của chúng ta hoạt động rất chủ quan và các khả năng to lớn của tư duy mới
được khai thác một cách không đáng kể.
Chương 6: Tư duy sáng tạo: Nhìn theo góc độ thông tin – tâm lý tập trung
xem xét tư duy trong ngữ cảnh mô hình nhu cầu – hành động của Chương 5.
Ở đây, tư duy được trình bày như là quá trình thu thập, truyền, biến đổi