GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 11

Chương 5:

Từ nhu cầu đến hành động và ngược lại

5.1 Mở đầu

Từ quyển một “Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” (xem

mục 3.2. PPLSTVĐM là gì?), bạn đọc biết rằng: Tư duy sáng tạo chính là
quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định; PPLSTVĐM đòi hỏi
tư duy sáng tạo phải hướng tới các hành động thực hiện giải xong bài toán
(đổi mới hoàn toàn) trên thực tế, chứ không chỉ dừng lại ở suy nghĩ và lời
nói; Cuộc đời của mỗi người là chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các
quyết định cần phải ra, do vậy, cuộc đời của mỗi người phải là chuỗi những
sáng tạo và đổi mới hoàn toàn, nếu chúng ta muốn phần khổ bớt đi và phần
sướng tăng lên
.

Ở đây, có thể nảy sinh các câu hỏi sau: Hàng ngày và cả cuộc đời, mỗi

người thường có nhiều hành động, vậy những hành động đó bị chi phối bởi
những cái gì và hành động để làm gì? Tại sao cuộc đời của mỗi người lại
lắm vấn đề thế? Cái gì là nguồn gốc của các vấn đề? Những hiện tượng nào
thuộc thế giới bên trong con người ảnh hưởng đến tư duy? Làm thế nào để
giữa tư duy và hành động có sự nhất quán, tránh hiện tượng nghĩ một đằng,
làm một nẻo?
...

Những gì trình bày trong chương này, chủ yếu, dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tâm lý học, có mục đích góp phần trả lời những câu hỏi nói
trên.

Các hiện tượng (quá trình, trạng thái, tính chất) tâm lý được các nhà triết

học và khoa học quan tâm, chú ý nghiên cứu và bàn luận từ nhiều thế kỷ
trước công nguyên. Khoa học tâm lý (tâm lý học) được coi có tên gọi chính
thức từ thế kỷ 18. Ngày nay, tâm lý học được định nghĩa là khoa học nghiên
cứu các sự kiện, quy luật, cơ chế của tinh thần (tâm hồn) như là sự phản ánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.