GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 216

Chương 10:

TƯ DUY HỆ THỐNG

10.1. Mở đầu

Vào thế kỷ 17, 18, cơ học cổ điển của Galileo, Newton... đạt được
nhiều thành tựu lớn cả trong nhận thức thế giới lẫn giải quyết các bài
toán thực tiễn đề ra, tạo nên sự phát triển xã hội mạnh mẽ. Có lẽ vì vậy,
nhiều nhà nghiên cứu khái quát hóa các luận điểm cơ học cổ điển thành
thế giới quan (chủ nghĩa) cơ giới: Giải thích sự phát triển của tự nhiên
và xã hội bằng các quy luật của hình thức cơ học vận động vật chất.
Những quy luật đó được xem là phổ biến và đúng cho tất cả các hình
thức vận động vật chất. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa cơ giới là sự đánh
đồng một cách trừu tượng hình thức vận động vật chất bậc cao với hình
thức vận động vật chất bậc thấp: Ví dụ, hình thức xã hội với sinh học;
sinh học với hóa học hoặc/và vật lý... cho đến cơ học.

Tuy có những hạn chế, thế giới quan cơ giới là sự tiến bộ vào thời kỳ đó

và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, triết học. Các kiến
thức cơ học giúp người ta hiểu, giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên,
thoát khỏi các quan điểm thần bí, tôn giáo giáo điều.

Việc dùng các quy luật cơ học ra ngoài phạm vi áp dụng của chúng (xem

mục nhỏ 6.5.4. Tính ì tâm lý do ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng của
quyển hai) và tuyệt đối hóa chúng tạo nên bức tranh cơ giới về thế giới:
Toàn bộ vũ trụ (từ nguyên tử đến các hành tinh) là hệ cơ học khép kín, bao
gồm những yếu tố không thay đổi mà sự vận động của chúng tuân theo các
quy luật của cơ học cổ điển. Tư duy tương ứng với mức phát triển nói trên
của khoa học chính là tư duy siêu hình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.