GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 217

Sự phát triển tiếp theo của khoa học cho thấy, các cố gắng dựa trên các

quy luật cơ học cổ điển để giải thích các hiện tượng điện–từ, hóa học, sinh
học, đặc biệt, các hiện tượng xã hội đã hoàn toàn thất bại. Các thành tựu
khoa học tự nhiên, xã hội của thế kỷ 19, 20 đã phá vỡ bức tranh cơ giới về
thế giới, cũng như cách tư duy siêu hình.

Thay thế cho cách tiếp cận cơ giới (Mechanistic Approach), được dùng
phổ biến từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, là cách tiếp cận hệ thống (Systems
Approach). Từ giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận hệ thống được dùng rộng
rãi trong nghiên cứu các đối tượng phát triển phức tạp như các hệ thống
sinh học tự tổ chức, tâm lý, xã hội, các hệ kỹ thuật lớn, hệ thống
“người và máy móc”...

Cách tiếp cận hệ thống có các nhiệm vụ: 1) Nghiên cứu các phương tiện

mô tả, biểu diễn các đối tượng được nghiên cứu hoặc được thiết kế chế tạo
như là các hệ thống; 2) Xây dựng các mô hình khái quát hệ thống, các mô
hình về các loại hệ thống và các tính chất của hệ thống; 3) Nghiên cứu cấu
trúc của các lý thuyết về hệ thống cùng các quan điểm, phương pháp hệ
thống; 4) Là cơ sở lý thuyết và phương pháp luận của phân tích hệ thống.

Trong tất cả sự đa dạng của các hướng, các lĩnh vực nghiên cứu và áp

dụng, tiếp cận hệ thống có điểm chung là: Tiếp cận hệ thống xem xét các đối
tượng, các hiện tượng thuộc thế giới như là những hệ thống vật chất nhất
định, được cấu tạo từ các yếu tố liên kết với nhau theo các chức năng tương
ứng.

Khái niệm hệ thống (System) có một lịch sử rất dài. Thời cổ đại đã có
luận điểm cho rằng “cái toàn thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó”.
Sau đó, khái niệm “hệ thống” cùng các tính chất của nó được các nhà
triết học như Platon, Aristotle... rồi Kant, Shelling, Hegel... tiếp tục
nghiên cứu và phát triển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.