GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 219

lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác cũng được sử dụng rộng rãi trong phân tích
hệ thống như các phương pháp của động lực học hệ thống, lý thuyết trò
chơi, lập trình heuristic, mô phỏng, điều khiển theo mục đích–chương
trình...

Một đặc điểm rất quan trọng của phân tích hệ thống là sự thống nhất các

phương pháp, phương tiện hình thức hóa và không hình thức hóa (như sử
dụng ngôn ngữ tự nhiên). Phân tích hệ thống có cơ sở lý thuyết và phương
pháp luận là tiếp cận hệ thống và lý thuyết chung về hệ thống (General
Systems Theory).

Sự cần thiết phải nghiên cứu các quy luật về cấu trúc chung của các
hiện tượng khác nhau đã được nhiều nhà khoa học nhận ra từ lâu.
Những ý tưởng về sự thống nhất cấu trúc của thế giới đa dạng quanh
chúng ta cũng được ghi nhận từ lâu. Tuy vậy, mãi đến thế kỷ 20 mới
xuất hiện những công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về vấn đề
nói trên. Trong số đó, cần phải kể đến hai công trình quan trọng: “Khoa
học chung về tổ chức (Tektology)”
của A.A. Bogdanov (1873 – 1928)
“Lý thuyết chung về hệ thống” của L. von Bertalanffy (1901 –
1972).

Hai công trình nghiên cứu được coi là độc lập nhau này có những ý tưởng

chung nhưng phát triển ở những mức khác nhau, và có những ý tưởng khác
nhau bổ sung cho nhau.

Theo A.A. Bogdanov, khoa học chung về tổ chức có mục đích tìm hiểu

các hình thức, các loại của bất kỳ tổ chức nào, bởi vì thế giới được hình
thành từ các tổ chức. Ông đưa ra hàng loạt ý tưởng về nghiên cứu hệ thống,
mô hình hóa, quan hệ phản hồi... mà sau này được phát triển trong điều
khiển học và lý thuyết chung về hệ thống.

Lý thuyết chung về hệ thống, theo nghĩa rộng nhất, là tập hợp các khái

niệm, nguyên lý, công cụ, vấn đề và phương pháp chung liên quan đến nhiều
loại, thậm chí, bất kỳ loại hệ thống nào. Như vậy, nó không phải là lý thuyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.