nhiệm thôi. (Hồ Thanh Hớn, giảng viên Trường chính trị tỉnh Trà Vinh).”
(Mục “Sự kiện và dư luận”, đăng trên báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 29/6/2006).
♦ “Sẽ tập trung làm trước 5 vụ án lớn. Đó là vụ PMU18, vụ Nguyễn Lâm
Thái, vụ Tổng công ty hàng không, vụ cảng Thị Vải và vụ Nguyễn Đức Chi
– Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nói như vậy khi trả lời phỏng vấn báo
Tuổi Trẻ vào chiều 5-7. Ông nói tiếp:
– Chống tham nhũng là công việc cực kỳ khó khăn. Nhưng nếu không
làm thì Đảng sẽ mất uy tín với dân, không làm thì uy tín của VN trên trường
quốc tế không còn, không làm thì kinh tế đất nước đến năm 2010 không
thoát khỏi tình trạng nước nghèo. Vì thế mà phải làm! Quan điểm của tôi,
phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách nhưng lâu dài, phải kiên
quyết và làm kiên trì.
* Ông có nói chống tham nhũng là việc cực kỳ khó khăn nhưng nếu
có biện pháp thông minh và quyết liệt thì làm được. Đó là biện pháp gì,
thưa Phó thủ tướng?
– Mục tiêu của một, hai năm đầu là ngăn chặn rồi từng bước đẩy lùi. Về
lâu dài thì phải xem lại cơ chế chính sách trong đấu thầu, trong quản lý. Đã
tới lúc phải có cơ quan mua sắm tài sản công của Chính phủ, tất cả cơ quan
nhà nước trung ương, bộ ngành muốn mua gì thì phải qua cơ quan này.
* Dư luận hiện nay vẫn còn quan tâm nhiều đến vụ Phó chủ nhiệm
văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm để quên vali tiền. Quan điểm
của ông về vụ việc này thế nào?
– Vụ này Ủy ban kiểm tra đã nghiên cứu nắm tình hình, nhà báo nên hỏi
Ủy ban kiểm tra thì rõ hơn. Đây là cấp tương đương thứ trưởng, đối tượng
Ban bí thư quản lý, khi xảy ra vụ việc thì Ủy ban kiểm tra làm.
Nhưng theo tôi, các địa phương không nên đưa tiền cho cán bộ trung
ương về công tác. Tôi thấy có nhược điểm là khi đi công tác ở các tỉnh miền
Bắc, tỉnh nào cũng có tình trạng đưa tiền, đưa phong bì, không hẳn là hối lộ
nhưng thế nào cũng có chuyện đưa phong bì 500.000 đồng, 1 triệu đồng…
Tôi cho rằng các địa phương không nên làm như thế.