để rồi sau đó “phân công đồng chí Nguyễn Văn Lâm theo dõi công tác
nghiên cứu, xây dựng pháp luật” đã nói lên điều gì?
Với tư cách công dân và với những gì tôi được giáo dục về luật pháp của
Nhà nước, tôi thấy hành vi nhận phong bì của ông Nguyễn Văn Lâm chưa
được gọi đúng tên. (Phạm Ngọc Cảnh – Đà Nẵng)
– Tôi là đảng viên đồng thời là một nghiên cứu sinh đang học tập ở nước
ngoài. Tôi rất bức xúc trước hành vi nhận phong bì của ông Nguyễn Văn
Lâm và càng bức xúc hơn khi thấy vụ ông Lâm có nguy cơ bị “chìm xuồng”.
Pháp luật chúng ta đã qui định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, có
quyền và nghĩa vụ như nhau. Vậy trường hợp của ông Nguyễn Văn Lâm thì
sao?
Mặc dù dư luận người dân rất bất bình nhưng đến bây giờ trong cách xử
lý vụ việc liên quan đến ông Lâm, tôi không thấy bóng dáng của pháp luật
và cơ quan bảo vệ pháp luật ở đâu cả! (Kishima...@...)
– Cách giải quyết vụ ông Lâm nhận phong bì chưa thể hiện quyết tâm làm
và làm đến cùng của các cơ quan chức năng trước một sự việc có nhiều
khuất tất. Tôi thấy lo là nếu cứ tiếp tục xử lý cán bộ vi phạm như vậy thì
việc chống tham nhũng để làm trong sạch bộ máy nhà nước sẽ chẳng đi đến
đâu. (Khang Tiết – TP.HCM)
– Nếu trường hợp của ông Lâm không giải quyết tới nơi tới chốn và chỉ
được xử lý như trả lời của ông chủ nhiệm Văn phòng chính phủ thì sẽ còn
nhiều ông Lâm khác nữa và rõ ràng Đảng làm nhiều công việc quá, ôm đồm
nhiều quá. Và như vậy cũng có nghĩa là việc chống tham nhũng của ta đang
đứng trước câu hỏi lớn mà không có lời giải và tất nhiên lòng tin của nhân
dân ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc
hội cũng đã nhấn mạnh trọng tâm công tác của Chính phủ là chống tham
nhũng. Tôi nghĩ đây là dịp để Thủ tướng khẳng định quyết tâm của mình.
Khoan hãy bàn chuyện qui định của Đảng vào đây, vì nếu là người dân thì
người ta chỉ biết phó chủ nhiệm là do chủ nhiệm đề nghị Thủ tướng bổ