Lâm không phải là phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ liệu có ai đưa ông
phong bì? Thêm nữa, việc một người đã có hành động nhận phong bì (bị
phát hiện) hiện nay lại đảm nhiệm công việc “nghiên cứu xây dựng pháp
luật” liệu có ổn không? Đây là cách trả lời không rõ ràng, có tính cách bao
che và khỏa lấp.
Việc ủng hộ người nghèo luôn xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng thương
người, muốn chia sẻ để cảm thông. Thử hỏi nếu vụ việc không được bày ra
thì tấm lòng thương người nghèo của họ dừng lại ở đâu?
Vấn đề là khi “văn hóa phong bì” gần như có tác dụng của chất “bôi trơn”
thì khó có thể làm sạch trong được bộ máy công quyền và cách trả lời nào
cũng trở thành ngụy biện!” (Bài “Cách trả lời không thuyết phục” của Thảo
Dân, đăng trên báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 26/6/2006).
♦ “Không riêng gì vụ ông Nguyễn Văn Lâm nhận phong bì, gần đây một
số quan chức khi có hành vi sai phạm đều dùng bửu bối: “Tôi là người của
Đảng quản lý, tôi đã báo cáo Đảng và làm theo chỉ thị của Đảng”.
Không phải tự dưng mà những cán bộ có sai phạm dựa vào Đảng để tránh
né hay thanh minh cho các sai phạm của họ. Trở lại vụ ông Nguyễn Văn
Lâm, nếu ai bao che thì phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. (Nguyen
chan@...)
– Qua vụ ông Nguyễn Văn Lâm, chúng ta đều thấy rõ những khiếm
khuyết của hệ thống, những yếu kém bất cập về mối quan hệ giữa Đảng và
Nhà nước. Ở đây, Văn phòng Chính phủ đã “đá bóng” sang Ủy ban Kiểm tra
trung ương, sang Đảng là hết vì không ai chất vấn Đảng cả. Qua sự việc này
thấy rõ: Chính phủ, Đảng còn quá nương tay cho cán bộ sai phạm. (Nguyễn
Văn Quyết)
– Muốn bắt được cá, phải tát cạn nước. Muốn chống tham nhũng, phải gọi
đúng tên của nó ra. Từ bao lâu nay, chúng ta hô hào chống tham nhũng
nhưng tham nhũng vẫn cứ ngày càng tràn lan. Việc nhận “phong bì” của phó
chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm chỉ xử lý bằng cách
“nghiêm khắc phê bình đồng chí Lâm, qua đó nhắc nhở, rút kinh nghiệm”;