GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 164

Để dễ áp dụng quy luật về lượng–chất (xem mục nhỏ 9.2.2. Các quy luật

cơ bản của phép biện chứng) trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới, chất được
hiểu là bất kỳ tính chất, phẩm chất, trạng thái, hiện tượng, đại lượng, chức
năng, mục đích, tác động, yếu tố, mối liên kết, cấu trúc... có tồn tại nào. Bất
kỳ đối tượng (hệ thống) nào đều có nhiều loại chất khác nhau. Sự thay đổi
về chất được hiểu là sự thay đổi từ có chất nào đó sang không có chất đó,
hoặc ngược lại từ không có chất đó sang có chất đó, hoặc từ có chất nào đó
sang chất khác (xem Hình 107).

Hình 107: Thay đổi về chất

Những chất mà đối tượng cho trước có còn được thể hiện thành lượng.

Lượng có thể là các con số định lượng cụ thể, có thể chỉ là những đánh giá
đặc trưng kiểu “nhiều”, “ít”, “dài”, “ngắn”, “rộng”, “hẹp”, “nặng”,
“nhẹ”, “nóng”, “lạnh”, “nông”, “sâu”, “vừa vừa”, “trung bình”
... Thay
đổi về lượng được hiểu là thay đổi các con số định lượng hoặc các đặc trưng
nói trên, như “nhiều hơn”, “ít hơn”, “dài hơn”, “ngắn hơn”...

Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, thay đổi từ có sang không (hoặc không

sang có, hoặc sang cái khác – xem Hình 107) là sự thay đổi về chất; còn đã
có rồi, thay đổi từ có sang có nhiều hơn hoặc có ít hơn... là sự thay đổi về
lượng.

Quy luật về lượng–chất thể hiện trong ví dụ thay đổi trạng thái của nước

theo nhiệt độ (t°C) (xem ví dụ trong mục nhỏ 9.2.2. Các quy luật cơ bản của
phép biện chứng
) được minh họa trên Hình 108.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.