Nhiều người quan niệm, nếu có hai cách làm thì chọn cách tốt nhất trong
hai cách đó. Còn tục ngữ của người Do Thái dạy rằng: “Nếu có hai cách
làm, hãy đi tìm cách thứ ba”. Bởi vì, có thể có cách thứ ba, còn tốt hơn cả
hai cách đã biết.
6) Liên quan đến khái niệm mâu thuẫn vật lý có một số điểm cần lưu ý
sau:
a) Mâu thuẫn vật lý cụ thể của bài toán cụ thể là mâu thuẫn sâu sắc nhất,
phản ánh tập trung nhất bản chất của bài toán cụ thể đó. Do vậy, nếu dùng
phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong lĩnh vực sáng tạo và đổi
mới, người giải cần phải tìm ra được mâu thuẫn vật lý, chứ không nên dừng
lại ở mâu thuẫn kỹ thuật, lại càng không được dừng lại ở mâu thuẫn hành
chính.
b) Để phát biểu mâu thuẫn vật lý, người giải phải xác định được “thành
phần thích hợp của hệ thống” và “các mặt đối lập loại trừ nhau (Đ), (‐Đ)”
cần có. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các bài toán có mức khó
cao, đây không phải là công việc dễ dàng. Trong TRIZ có chương trình gồm
nhiều bước nhỏ, tương đối dễ thực hiện dành cho người giải bài toán hoàn
thành công việc nói trên. Người viết còn quay trở lại vấn đề này trong những
quyển sách sau, tập trung nhất là quyển chín “Algôrit (Algorithm) giải các
bài toán sáng chế (ARIZ)”.
c) Phát biểu mâu thuẫn vật lý là công việc không quen thuộc đối với nhiều
người. Bạn cảm thấy tự tin hay phân vân khi gặp hoặc tự mình phải đưa ra
những lời phát biểu kiểu:
- “Cái đó phải nóng (Đ) để đem lại ích lợi này và phải lạnh (‐Đ) để đem
lại ích lợi kia”.
- “Cái đó phải dẫn điện (Đ) để đem lại ích lợi này và phải cách điện (‐Đ)
để đem lại ích lợi kia”.
- “Ta phải tiến (Đ) để đem lại ích lợi này và phải lùi (‐Đ) để đem lại ích
lợi kia”.