GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 20

nhân”, “kết quả”, “tất nhiên”, “ngẫu nhiên”, “khả năng”, “hiện thực”... là
các phạm trù triết học.

Người viết muốn lưu ý bạn đọc: Để tránh hiểu lầm do nhiều khái niệm có

cùng tên gọi giống nhau, “ý tại ngôn ngoại”, bạn cần chỉ rõ khái niệm bạn
đang dùng thuộc lĩnh vực nào. Ví dụ, bạn sử dụng khái niệm “ngẫu nhiên”
khi thì trong lĩnh vực xác suất, thống kê khi thì trong lĩnh vực triết học. Mỗi
lần chuyển qua, chuyển lại, bạn cần thông báo cho người thu thông tin biết.

8.3.2. Quan hệ giữa các khái niệm theo ngoại diên

Nếu minh họa ngoại diên của khái niệm dưới dạng một hình khép kín thì

một khái niệm nhất định (ví dụ, khái niệm A) với ngoại diên của nó, được
biểu diễn bằng hình vẽ sau:

Hình 86: Khái niệm A và ngoại diên của nó

Dưới đây là các loại quan hệ thường gặp giữa các khái niệm theo ngoại

diên:

1. Quan hệ đồng nhất: Quan hệ giữa những khái niệm cùng chỉ một loại

đối tượng mà ngoại diên của chúng hoàn toàn trùng nhau và nội hàm được
coi tương đương nhau.

Ví dụ:

A là khái niệm “người”.

B là khái niệm “động vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa tự nhiên”.

Hình 87 minh họa ví dụ nói trên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.