“Để đánh bóng thủy tinh quang học người ta sử dụng đế mài làm từ nhựa
tổng hợp (xem Hình 118a). Nước chứa bột mài đánh bóng được đưa vào
vùng tiếp xúc giữa thủy tinh và đế mài (nhựa tổng hợp). Việc mài đánh bóng
phải thực hiện với vận tốc nhỏ bởi vì, khi tăng tốc độ đánh bóng, nhựa tổng
hợp và thủy tinh quang học bị nóng lên rất nhanh và do đó mất những phẩm
chất cần thiết. Làm thế nào để tăng năng suất mài đánh bóng?” (Theo G.S.
Altshuller).
Hình 118: Giải quyết mâu thuẫn vật lý trong mài đánh bóng thủy tinh
quang học
Người ta đã dùng nước làm nguội vùng tiếp xúc nhưng không thu được
kết quả tốt vì, sau một thời gian mài nhất định, thủy tinh và đế mài sát nhau
đến nỗi nước không thấm vào được (xem Hình 118a). Người ta bắt buộc
phải chế tạo đế mài có nhiều lỗ nhỏ để đưa nước làm nguội từ dưới lên (xem
Hình 118b). Điều này cho phép tăng tốc độ mài (thông số kỹ thuật A tốt lên)
nhưng khả năng mài của đế kém đi vì có nhiều lỗ thủng chứ không đặc hoàn
toàn (thông số kỹ thuật B xấu đi). Đây chính là mâu thuẫn kỹ thuật của bài
toán. Vì sao hai thông số mâu thuẫn với nhau? Vì đế mài bình thường không
thể ở hai trạng thái trái ngược nhau: Phải đặc hoàn toàn (không có lỗ) để mài
tốt và phải có nhiều lỗ (rỗng) để làm nguội tốt (hiểu theo nghĩa cho nước và
bột mài đi qua được). Khắc phục được mâu thuẫn vật lý này đồng nghĩa với
việc giải được bài toán nói trên.