ty, cửa tiệm thuê các con thú, tức là, bán một thời gian rồi lấy về, rồi lại bán
một thời gian, rồi lại lấy về... Nói theo ngôn ngữ nguyên tắc sáng tạo, anh ta
đã sử dụng nguyên tắc 19. Tác động theo chu kỳ.
Ví dụ 10:
“Một người ra sông múc nước, trong tay có hai cái bình. Bình thứ nhất
đựng được đúng 9 lít nước. Bình thứ hai – đúng 4 lít nước. Hỏi người đó
làm thế nào có được đúng 6 lít nước?”.
Đây là một bài toán, cho nên trước hết có mâu thuẫn hành chính giữa việc
giải được bài toán đó (có được đúng 6 lít nước) và chưa biết cách làm để đi
đến lời giải. Cần có 6 lít nước, trong tay chỉ có 2 bình (đựng được 9 và 4 lít),
một cách khách quan, 6 lít cần tìm chỉ có thể đựng được ở bình 9 lít mà thôi
(bình 4 lít không đựng được 6 lít). Vậy cái đích cần đến sẽ là 6 lít nước nằm
trong bình thứ nhất. Muốn vậy, phải làm sao đổ được 3 lít ra khỏi bình đựng
sẵn 9 lít nước, trong khi ta chỉ có bình thứ hai đựng được 4 lít.
Ta đi đến mâu thuẫn: Bình thứ hai phải là bình 4 lít (vì điều kiện bài toán
cho như thế), mặt khác, bình thứ hai phải là bình 3 lít (vì có thế ta mới đổ
chính xác 3 lít nước ra khỏi bình 9 lít và bài toán mới giải được). Loại mâu
thuẫn: Một đối tượng (bình thứ hai) phải có hai tính chất (hai chức năng...)
khác nhau, trái ngược nhau (loại trừ nhau) (bình thứ hai vừa là bình 4 lít,
vừa là bình 3 lít) chính là mâu thuẫn vật lý.
Làm thế nào giải quyết được mâu thuẫn vật lý của bài toán: Bình thứ hai
phải là bình 4 lít và phải là bình 3 lít. Bình 4 lít sẽ trở thành bình 3 lít khi
trong bình 4 lít đã có sẵn 1 lít nước. Vậy cái cần có tiếp theo sẽ là, làm thế
nào từ bình 9 và bình 4 có được 1 lít nước. Có thể nhận thấy 9 - 4 - 4 = 1, và
từ đây đi đến lời giải: Múc nước đầy bình 9 lít. Đổ nước từ bình 9 lít sang
bình 4 lít rồi từ bình 4 lít đổ nước xuống sông. Làm hai lần như vậy, lượng
nước còn lại trong bình 9 lít là 1 lít (9 - 4 - 4 = 1). Đổ 1 lít nước đó vào bình
4 lít. Lúc này bình 4 lít trở thành bình 3 lít. Múc nước đầy bình 9 lít rồi đổ
cho đầy bình 3 lít mới. Trong bình 9 lít còn lại 6 lít (9 - 3 = 6).
Ở đây có các nguyên tắc 13. Đảo ngược, 25. Tự phục vụ.