GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 205

Ví dụ 11:

“Trên quảng trường trung tâm thành phố có một tháp cổ. Người ta lo lắng

là tháp cổ bị lún. Một ủy ban được thành lập để xem xét tháp cổ có bị lún
thật hay không. Ủy ban bắt tay vào việc và nhận thấy rằng, để giải quyết vấn
đề cần tìm một điểm bất động rồi so sánh tháp cổ với điểm đó. Sau khi tìm
kiếm người ta phát hiện được một gò đá nằm trong công viên, cách tháp cổ
500 mét, chắc chắn không bị lún. Nhưng từ gò đá này không nhìn thấy tháp
cổ: Nó bị nhà và cây che khuất. Làm thế nào bây giờ?” (Theo G.S.
Altshuller).

Nếu điểm bất động ở ngay cạnh tháp cổ thì bài toán giải được mà không

gặp khó khăn gì, nhưng điểm bất động nằm trên gò đá, cách tháp cổ 500
mét. Ở đây nảy sinh mâu thuẫn: Theo điều kiện bài toán điểm bất động nằm
ở xa nhưng để dễ dàng so sánh, điểm bất động phải ở gần tháp cổ. Giải
quyết mâu thuẫn vật lý này, người ta cần phải đưa điểm bất động về gần tháp
cổ. Vật lý phổ thông nhắc ta sử dụng tính chất của bình thông nhau: Bề mặt
tự do của chất lỏng đứng yên trong các bình thông nhau nằm trên cùng một
mức. Lời giải của bài toán được minh họa bằng Hình 117. Các nguyên tắc
sáng tạo dùng ở đây là 25. Tự phục vụ, 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng.

Hình 117: Hiệu ứng vật lý nói riêng, kiến thức khoa học nói chung

giúp giải quyết mâu thuẫn vật lý

Ví dụ 12:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.