thể (trọn gói) hệ thống hoặc/và các chức năng của cả hệ thống. Tính toàn thể
(tính hệ thống) là sự thay đổi về chất, do vậy, theo quy luật về lượng–chất,
tính toàn thể (chất mới) sẽ làm thay đổi các đại lượng của hệ thống về lượng.
Tính toàn thể phụ thuộc vào các yếu tố, các mối liên kết cấu thành hệ
thống (gọi chung là kết cấu). Để tăng độ tin cậy của tính toàn thể, nhiều hệ
thống có độ dư (Redundance) nhất định về số lượng và chất lượng của các
yếu tố, các mối liên kết. Điều này có nghĩa, trong những trường hợp có sự
trục trặc của một số yếu tố hoặc/và mối liên kết, hệ thống vẫn có thể hoạt
động. Ví dụ, xe ôtô vận tải có nhiều vỏ xe. Nếu không may có một vỏ bị bể,
xe vẫn có thể chạy tiếp đến nơi cần thay vỏ.
5) Bất kỳ đối tượng nào thỏa mãn định nghĩa hệ thống, chúng ta gọi nó là
hệ thống. Dưới đây là một số ví dụ về hệ thống.
- Máy bay là tập hợp các yếu tố như động cơ, thùng nhiên liệu, thân, cánh,
đuôi, cánh quạt, càng, bánh xe, mạng điện... liên kết với nhau và toàn bộ
máy bay có tính chất bay không thể quy về thành tính chất của từng yếu tố,
từng mối liên kết đứng riêng rẽ.
- Bè chuối là tập hợp các yếu tố gồm sáu cây chuối liên kết với nhau bằng
ba thanh tre và toàn bộ bè chuối có tính chất thăng bằng ổn định, không bị
lật, không thể quy về thành tính chất của từng yếu tố (từng cây chuối), từng
mối liên kết (từng thanh tre) đứng riêng rẽ (xem Hình 124).
Hình 124: Hệ thống bè chuối