thống, những người sử dụng khái niệm này hiểu rằng, trong cách xem xét
cho trước, họ coi bộ phận đó không bị chia nhỏ thêm nữa, không quan tâm
bộ phận đó có những gì bên trong, mà chỉ quan tâm tính chất/chức năng của
toàn thể bộ phận đó. Việc “không chia nhỏ thêm nữa” thường là do chủ
quan của người giải chứ không phải khách quan, xuất phát từ những lý do
nhất định như sự thuận tiện; chủ quan cho rằng chỉ cần chia nhỏ đến mức độ
cho trước là đủ để giải bài toán; sự hạn chế về kiến thức lúc đó; tính ì tâm
lý...
Hình 123: Biểu diễn hệ thống một cách tượng trưng
3) Các mối liên kết (Connections) được hiểu là sự liên hệ, trao đổi, tương
tác, ảnh hưởng, phụ thuộc... giữa các yếu tố. Khi nói hai yếu tố liên kết với
nhau, có nghĩa, yếu tố này tác động... lên yếu tố kia và ngược lại (xem các
đường mũi tên trên Hình 123). Tuy nhiên, tùy theo các hệ thống cụ thể,
tương tác có thể xảy ra rất đa dạng như: yếu tố này tác động lên yếu tố kia là
chính, còn ngược lại không đáng kể, có thể coi bằng không; tác động qua lại
là tương đương; tác động có cấu trúc trong không gian; tác động thay đổi
theo thời gian... Sự liên kết các yếu tố thường được thể hiện trên các mặt: