Hình 133: Hình dạng không gian hệ thống
Như chúng ta đã biết trong điểm 10 và Hình 128 của mục nhỏ này về
chiều xem xét hệ thống, chiều xem xét hệ thống có thể thay đổi (“quay
được”), tùy theo người giải thay đổi chiều xem xét. Không gian hệ thống
(xem Hình 132) có ba trục. Trong đó, trục “thời gian” được giữ cố định.
Trục “chiều xem xét hệ thống” có thể quay trong mặt phẳng vuông góc với
trục “thời gian”, có hướng sau khi quay tương ứng với chiều xem xét của
người giải. Nếu người giải có N chiều xem xét thì trục “chiều xem xét hệ
thống” có N hướng tương ứng (xem Hình 128 và Hình 133). Người giải lần
lượt xem xét hệ thống theo chiều 1, rồi 2... cho đến N. Mỗi lần xem xét, sau
khi cố định chiều, trục vuông góc với mặt phẳng tạo bởi trục “thời gian” và
trục “chiều xem xét hệ thống” chính là trục “thang bậc hệ thống”. Hình 132
cho chúng ta thấy một lần xem xét như vậy. Hình dạng của không gian hệ
thống có dạng hình trụ (xem Hình 133). Mỗi mặt phẳng đi qua “trục thời
gian” là mỗi mặt phẳng hệ thống (Systems Plane) tương ứng với “chiều xem
xét hệ thống” nhất định (xem Hình 134). Các hệ thống nằm trong các mặt
phẳng hệ thống khác nhau có thể liên kết với nhau. Trên thực tế, chúng
thường liên kết với nhau.