nhau và “kỵ” nhau; thức ăn tương tác “tốt”, “xấu” với dược phẩm mà các
bài viết sau đây là ví dụ:
- “Ăn phải món kỵ nhau có thể tử vong” của Nguyên Hạnh, đăng trên báo
“Người Lao Động”, ra ngày 10/4/2006.
- “Thức ăn ‘hạp’ và ‘kỵ’ nhau” của lương y Bàng Cẩm, đăng trên báo
“Sài Gòn Giải Phóng”, ra ngày 19/4/2006.
- “Những thức ăn gây tương tác với dược phẩm” của Bảo Vân (theo
MSNBC), đăng trên báo “Người Lao Động”, ra ngày 22/11/1999:
¤ “Hầu hết các loại thuốc được cơ thể dung nạp tốt hơn khi uống kèm với
thức ăn. Thức ăn kích hoạt dạ dày tiết ra các hợp chất, các nhu động của
ruột, để giúp tiêu hóa tốt thức ăn. Thức ăn còn giúp làm cho thuốc tiến
nhanh đến các vị trí trong cơ thể đang cần đến nó. Tuy nhiên, trong một vài
trường hợp, các hóa chất tự nhiên có trong thực phẩm có thể tương tác với
thuốc, hoặc làm mất hiệu lực hay gia tăng hiệu lực của thuốc.
Bưởi có công dụng làm tăng hiệu lực của một số loại thuốc như trị tăng
huyết áp Plendil, thuốc chống trầm cảm Xanax, thuốc làm vô hiệu sức miễn
nhiễm của cơ thể Cycolosporine, và thuốc chống dị ứng Tefenadine. Các
bệnh nhân đang được điều trị với các loại thuốc nêu trên không cần phải từ
bỏ ăn bưởi, uống nước bưởi ép, nhưng nên tham vấn với bác sĩ để có chế độ
dùng bưởi hợp lý, điều độ hơn. Bưởi còn giúp gia tăng sự hấp thu các loại
thuốc có mặt khắp mọi quầy thuốc tây là Sine-Off và Tylenol Maximum
Strength. Các khám phá về bưởi là rất mới mẻ, và đây chính là lý do giải
thích tại sao lượng bưởi tại nước ta đột ngột được thu mua với giá cao để
xuất khẩu sang các nước phương Tây.
Calci có trong thực phẩm từ sữa – và calci dạng uống bổ sung – quyện kết
với thuốc kháng sinh Tetracycline, khiến cơ thể không hấp thu được khi
thuốc đi qua cơ thể, làm Tetracycline trở nên vô tác dụng. Vì thế không ăn
các thực phẩm giàu calci, nhất là sản phẩm từ sữa hai giờ trước khi uống loại
kháng sinh này.