GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 300

đó thay đổi gì hết, lúc đó, tác động gây chuyển trạng thái sẽ được hệ liên
quan tiếp nhận một cách dễ dàng. Trong ý nghĩa này, người ta lấy chính da
của người bị bỏng để ghép cho người đó; ghép tủy xương, gan, thận, giữa
những người ruột thịt; máu phải truyền cùng nhóm...

Trong sáng tạo và đổi mới, để giảm sự chống đối của tính ì đến tối thiểu,

những người thực hiện sáng tạo và đổi mới cần luôn lưu ý sao cho, những
tác động đưa được các hệ liên quan sang các trạng thái đổi mới tương ứng,
phải tạo ra sự thay đổi ít nhất trong các hệ đó, so với các trạng thái tiền thân
của chúng. Người viết nhấn mạnh, thay đổi không phải vị thay đổi bất kỳ
kiểu gì, giá nào để đạt mục đích đổi mới, mà thay đổi được chọn phải là thay
đổi ít nhất mà vẫn đạt mục đích đổi mới.

Thay đổi ít nhất có nhiều nghĩa, tùy thuộc bài toán và các hệ liên quan cụ

thể. Tinh thần “thay đổi ít nhất” phải giữ xuyên suốt tất cả các giai đoạn của
quá trình thực hiện giải quyết vấn đề và ra quyết định. Nói như thế không có
nghĩa, không bao giờ thay đổi lớn. Trong quyển bảy của bộ sách “Sáng tạo
và đổi mới”
, phần nói về quy luật phát triển theo đường cong hình chữ S,
người viết sẽ trình bày khi nào cần phải có những thay đổi lớn, kể cả thay
đổi các nguyên lý, hệ khung (Paradigms).

Dưới đây là một số ý tưởng cụ thể hóa luận điểm “thay đổi ít nhất”.

5) Phổ các bài toán cụ thể rút ra từ tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên

(xem Hình 42 của quyển hai) tuy có thể được phân loại theo nhiều cách khác
nhau, người giải nên phân loại theo mức độ thay đổi hệ khi giải những bài
toán cụ thể này (xem Hình 141).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.