Chánh), Bí thư thành ủy Trương Tấn Sang chỉ đạo, không được đụng chạm
đất thổ cư của dân trong quá trình quy hoạch”. (Trích bài “KTS Lê Văn
Năm: Quy hoạch nào không đụng chạm nhà dân là quy hoạch lý tưởng” của
M.B.K., đăng trên báo “Phụ Nữ TpHCM”, ra ngày 14/8/1996).
¤ “Một kinh nghiệm nóng hổi: Mới đây, UBND phường 18, quận Tân
Bình đã mời dân đến trụ sở, rồi trình bày công khai 3 phương án quy hoạch
bảo tồn và phát triển khu di tích lịch sử văn hóa Phú Thọ Hòa để dân biết,
dân bàn. Kết quả, 100% số dân có mặt đã chọn phương án 3 vì chỉ phải giải
tỏa 50 căn nhà. Hai phương án 1 và 2 phải giải tỏa 720 và 603 căn nhà đã bị
bác bỏ, có lý, có tình.” (Trích bài “Lắng nghe dân” của Phan Đức, đăng trên
báo “Người Lao Động”, ra ngày 3/4/1998).
Các ích lợi khác từ việc giải bài toán-mini sẽ được trình bày thêm ở quyển
bảy và quyển chín của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”.
Chỉ sau khi bài toán–mini không có lời giải, người giải mới chuyển sang
giải bài toán cụ thể khác có mức độ thay đổi hệ nhiều hơn.
6) Sau khi có lời giải bài toán cho trước dưới dạng lời phát biểu giải pháp,
người giải hành động trên thực tế để biến nó thành hiện thực, bằng cách biến
đổi, đưa hệ thống từ trạng thái hiện tại � 1 sang trạng thái lời giải 2 trong
tương lai. Hình 142 mô tả một cách tượng trưng quá trình thực hiện việc
chuyển trạng thái đó mà người giải cần phải thấy một cách rõ ràng.
Cụ thể, trạng thái �� 1 có các yếu tố •, –, + liên kết với nhau; trạng thái
�� 2 có các yếu tố •, o, liên kết với nhau; trong suốt quá trình chuyển
trạng thái, yếu tố • không thay đổi, yếu tố - cong dần thành yếu tố o, yếu tố
+ không còn cần ở trạng thái �� 2 phải dần biến mất, các yếu tố và x
được đưa từ ngoài vào hệ (chúng không có sẵn trong trạng thái 1 �). Trong
đó, yếu tố cần có trong trạng thái �� 2 , còn yếu tố x chỉ cần trong các
trạng thái trung gian chứ không phải là yếu tố cần có trong trạng thái
�� 2 .
Ví dụ, trạng thái 1 � là một khoảnh đất, trên đó có một cây cổ thụ, một
nhà trệt nhỏ và phần đất còn lại mọc các cây tạp lẫn cỏ dại. Trạng thái