cỏ dại.
- Yếu tố , tượng trưng cho các yếu tố đưa từ bên ngoài vào hệ để trở
thành các yếu tố của trạng thái �� 2 , chính là nguyên vật liệu, đồ đạc... để
có được ngôi nhà mới trên khoảnh đất ban đầu.
- Yếu tố x, tượng trưng cho các yếu tố đưa từ bên ngoài vào hệ và chúng
chỉ phát huy tác dụng trong các trạng thái trung gian, chính là những người
đến xây dựng (hiểu theo nghĩa rộng), máy móc, dụng cụ, dàn giáo... Sau khi
hoàn thành công việc, người, thiết bị, máy móc... lần lượt rút về, không còn
thuộc hệ thống nữa.
Áp dụng thực tế, khi thực hiện công việc chuyển trạng thái hệ thống, bạn
cần xếp các yếu tố có trong hệ thống của bạn theo các yếu tố tượng trưng có
trên Hình 142 và sử dụng các lời khuyên liên quan đến các yếu tố tượng
trưng đó nói riêng, quá trình chuyển trạng thái hệ thống nói chung. Các lời
khuyên được trình bày tiếp tục dưới đây.
7) Để chuyển từ trạng thái 1 � sang trạng thái 2 , do tính ì, hệ phải trải
qua các trạng thái trung gian (1A, 1B, 1C, 1D). Nói chung, khi còn ở trong
các trạng thái trung gian, hệ chưa thể phát huy được tác dụng như khi nó
chuyển hẳn sang trạng thái 2 . Do vậy, người thực hiện quá trình đổi mới
cần tránh để hệ ở quá thời gian cho phép trong các trạng thái trung gian.
Ví dụ, trạng thái 1 � là một vùng gồm rừng, núi, sông, suối, bản làng,
ruộng. Trạng thái 2 là nhà máy thủy điện. Các trạng thái trung gian chính là
quá trình xây dựng nhà máy thủy điện tại vùng đó. Lúc này, hệ còn chưa
phát điện được.
Cũng trong tinh thần đó, một người không tập trung hoàn thành dứt điểm
một công việc mà làm việc này chưa xong, lại chuyển sang việc khác, cứ thế
để cho nhiều việc đều dở dang (đều đang ở trong các trạng thái trung gian)
cũng không thu được ích lợi gì. Đấy là sự lãng phí, chưa kể, người đó còn
phải trả giá cho các thời gian chuyển trạng thái qua lại giữa các công việc
khác nhau (xem t
i12
và t
i21
trên Hình 140). Bài viết dưới đây là một minh
họa cho ý vừa nêu: