GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 305

¤ “Nước Mỹ mỗi năm bị mất khoảng 588 tỉ USD tương đương 5% GDP

do tình trạng người lao động Mỹ không tập trung hoàn thành dứt điểm từng
công việc một mà cứ đang làm dở việc A lại ngừng lại để suy nghĩ về việc B
hay xử lý một việc C chen ngang. Đó là số liệu do Basex, công ty nghiên
cứu công nghệ tin học ở New York đưa ra cuối năm 2005.

5 nguyên nhân gây đứt quãng công việc xếp theo thứ tự quan trọng giảm

dần là: 1) một đồng nghiệp đến nói chuyện với bạn, 2) bạn bị gọi đi khỏi vị
trí làm việc của mình (hoặc tự nguyện đi khỏi), 3) bạn đọc và trả lời thư điện
tử, 4) bạn chuyển sang làm một công việc khác trên máy tính, ví dụ đang
soạn văn bản lại nảy ra ý lướt web, 5) bạn sử dụng điện thoại (nghe, gọi, đọc
tin nhắn và soạn tin nhắn gửi đi). Điều đáng chú ý là già nửa số nguyên nhân
lại xuất phát từ việc sử dụng những thành tựu của tin học và viễn thông!

Xử lý cái việc chen ngang xong, bạn phải mất một khoảng thời gian kha

khá mới bắt tâm trí thực sự quay lại được với cái công việc vừa bị đứt
quãng. Khoảng thời gian "sửa soạn quay lại" đó chính là sự lãng phí. Và cái
phí xao nhãng (cost of not paying attention) này thật sự khổng lồ. Ở Việt
Nam ta, cái chi phí xao nhãng này nếu chỉ tính ở mức 2% GDP cũng đã lên
đến 1 tỉ USD mỗi năm.

Ngày nay ở công sở không mấy ai không dùng điện thoại di động

(ĐTDĐ), rất nhiều người dùng tới 2 chiếc. Nếu văn phòng được trang bị
internet mạng LAN thì mỗi nhân viên đều có một đến vài hộp thư điện tử,
lại có internet messenger để gửi và nhận tin nhắn tức thì, chưa kể rằng mỗi
người còn có một điện thoại cố định kéo đến tận bàn.

Thử kiểm đếm xem mỗi ngày bạn đã mất bao nhiêu thời gian để trả lời

điện thoại, trả lời tin nhắn điện thoại, trả lời e-mail, trả lời tin nhắn internet
messenger? Ngoại trừ những cuộc điện thoại, tin nhắn hay e-mail thực sự
quan trọng và cần phải xử lý ngay để phục vụ công việc cấp bách ra, những
cuộc không-có-cũng-không-sao và bao-giờ-xử-lý-cũng-được còn lại đã ngốn
của bạn mất bao nhiêu thời gian? Và quan trọng hơn nhiều là bạn phải mất
bao nhiêu thời gian để bắt tâm trí quay lại tiếp tục cái công việc vừa bị gián
đoạn kia? Ở Việt Nam rồi đây sẽ có thống kê, còn ở Mỹ thì con số đó là 2,1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.