GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 318

làm việc với nói riêng. Báo “Tuổi Trẻ” ra ngày 4/8/2005 cho biết: “Chưa
bao giờ kết quả thi môn lịch sử lại đáng báo động như vậy! 23.588 thí sinh
dự thi đại học khối C thì có đến 13.820 thí sinh (chiếm 59%) có điểm từ một
trở xuống và chỉ có 2.296 thí sinh (chiếm 10%) đạt điểm từ năm trở lên”
.

Tuy nhiên, nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng và tác động của tương lai đối

với sự phát triển nhận được sự chú ý ít hơn, chưa xứng đáng với các tiềm
năng của tương lai. Điều này xảy ra, có lẽ, do nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, tương lai mang tính bất định cao và mức độ chính xác của việc dự
đoán tương lai phụ thuộc vào những khả năng chủ quan đặc biệt.

Cùng với cuộc cách mạng khoa học–kỹ thuật và việc khoa học trở thành

lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, các hệ thống tương lai ngày càng
được quan tâm, chú ý nghiên cứu nhiều hơn. Có nhiều lý do dẫn đến việc
tăng cường sự quan tâm, chú ý đến các hệ tương lai. Dưới đây, người viết
nhấn mạnh một số trong những lý do đó:

1) Các nhu cầu cá nhân, xã hội và đòi hỏi thỏa mãn chúng (xem các mục

5.2. Các nhu cầu của cá nhân7.3. Con người và môi trường: Điều khiển
hành động của con người sáng tạo
của quyển hai) là nguồn gốc của sự quan
tâm đến các hệ thống tương lai. Điều này thể hiện cụ thể thành các câu hỏi
về tương lai nảy sinh trong đầu của cá nhân và cá nhân phải cố gắng đi tìm
các câu trả lời. Cùng với sự xuất hiện và tác động của các thách thức (xem
mục nhỏ 3.3.2. Các khuynh hướng, thách thức và hệ quả), số lượng các bài
toán phải giải nhiều hơn, mức độ khó của chúng tăng lên. Con người lại
càng lo lắng về tương lai của mình hơn, bởi vì, các bài toán có giải thành
công thì các nhu cầu của cá nhân, cũng như của xã hội mới được thỏa mãn.

2) Các tài nguyên truyền thống dùng để phát triển là dầu mỏ, than đá,

khoáng sản, rừng... Trên thực tế, các tài nguyên truyền thống là các tài
nguyên thiên nhiên, có được nhờ sự tiến hóa, phát triển của tự nhiên trong
quá khứ. Như vậy, trước đây, con người phát triển chủ yếu nhờ khai thác, sử
dụng các nguồn lực quá khứ. Khi những nguồn lực quá khứ càng ngày, càng
cạn, các nguồn lực tương lai dưới dạng các phát minh, sáng chế sẽ ra đời,
càng ngày, càng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển. Chính các nguồn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.