¤ “Sáng 28-5-2002, đọc trên Tuổi Trẻ tin “32 tỉ đồng dời hai ăngten để
khởi động sân bay Cà Mau”, không thể không suy nghĩ. Câu chuyện đơn
giản một cách “điên đầu”: Trước kia đã có một sân bay hoạt động, Sau chiến
tranh, như nhiều sân bay khác, sân bay này bị “xếp xó”. Gần đây, ngành
hàng không vừa cải tạo nâng cấp sân bay này với qui mô đủ để tiếp đón các
máy bay cánh quạt ATR72, tức có thể “nối mạng” sân bay này với mạng
lưới đường bay quốc nội hiện có. Cải tạo xong, đưa vào thử nghiệm mới
thấy vướng hai cột ăngten của bưu điện và quân đội, không đảm bảo an toàn
cho máy bay khi cất cánh, hạ cánh. Bên hàng không đòi nhổ ăngten, bên bưu
điện và quân đội đòi giữ ăngten hoặc nếu có gỡ thì không chịu tốn tiền chi
phí.
Nội vụ ầm ĩ từ hơn hai tháng. Nay Chính phủ phải trực tiếp giải quyết
bằng cách yêu cầu Bộ tài chính và Tổng cục bưu điện phối hợp cùng UBND
tỉnh Cà Mau di dời hai cột ăngten này với số ngân khoản phải chi là 32 tỉ
đồng, tức Chính phủ mở hầu bao (qua Bộ tài chính) bao trọn gói chi phí di
dời.
32 tỉ đồng để di dời trong khi chi phí cải tạo nâng cấp sân bay Cà Mau chỉ
là 30 tỉ đồng. So sánh như thế để thấy rằng chi phí di dời này lớn đến đâu!
Tổn hao 32 tỉ đồng đã là một bức xúc, song nội vụ kết thúc mà không vạch
ra được trách nhiệm của ai, của bên nào trong vụ này lại là một lẽ khác,
khiến người dân thêm một lần bức xúc. Lẽ ra theo định luật “người đến cư
ngụ sau phải nhường những người đã đến cư ngụ trước” và “phải tôn trọng
hiện trạng ban đầu” mà luật xây dựng một số nước đều ấn định, các bên xây
dựng hai cột ăngten cao 100 m này đã phải tính toán đến khả năng đe dọa an
toàn tĩnh không cho sân bay Cà Mau vốn đã tồn tại từ trước. Lẽ ra những bộ
phận thiết kế, tư vấn, chủ đầu tư, xét duyệt dự án... (và cả chủ thầu xây
dựng, vì lương tâm nghề nghiệp) đã phải nhìn thấy nguy cơ này. Có thể lúc
thiết kế hoặc xem xét dự án xây dựng hai cột ăngten, chưa nghĩ đến việc đưa
vào khai thác lại sân bay sẵn có, nhưng, cai trị chính là tiên liệu, lẽ ra đã
phải nhìn xa hơn ngày hôm nay và ngày mai.