tăng trưởng kinh tế không luôn luôn kèm theo tăng việc làm. Qua nghiên
cứu 69 nước trong thời gian 10 năm, có 46 nước có sự tăng trưởng kinh tế
nhưng 40% trong số đó không tạo ra thêm công ăn việc làm. Các nhà làm
chính sách vội vàng mãn nguyện với những con số tăng, nhưng không quan
tâm đến những hậu quả hay yếu tố tiêu cực về mặt xã hội. Theo báo cáo có 5
kiểu tăng trưởng kinh tế không tốt:
1) Tăng trưởng không tạo thêm việc làm (jobless growth): Kinh tế có
phát triển nhưng việc làm không tăng.
2) Tăng trưởng thô bạo (ruthless growth): Người giàu giàu thêm còn
người nghèo thì không được gì.
3) Tăng trưởng không tiếng nói (voiceless growth): Kinh tế phát triển
nhưng dân chủ không theo kịp.
4) Tăng trưởng mất gốc (rootless growth): Khi bản sắc dân tộc bị tấn
công hay loại bỏ.
5) Tăng trưởng không có ngày mai (futureless growth): Khi thế hệ
đương thời phung phí hết các tài nguyên mà thế hệ sau cần.
Một kết luận khác là trong 10 năm qua, 89 nước có nền kinh tế đi xuống
hay dậm chân tại chỗ, chiếm... dân số thế giới.”
(N.T.O., theo Social Development Review, trong bài “5 kiểu tăng trưởng
kinh tế” đăng trên báo “Tuổi Trẻ Chủ Nhật”, ra ngày 13/10/1996).
10.5.2. Sự cần thiết và các ích lợi của việc sử dụng tư
duy hệ thống trong giải quyết vấn đề và ra quyết định
Vào những năm 1940 và 1950, ở Mỹ, các vấn đề như lựa chọn vũ khí,
khí tài để trang bị cho lục, hải, không quân; lựa chọn sản phẩm đem lại
lợi nhuận cao nhất, lựa chọn hướng phát triển triển vọng của các công
ty; các vấn đề phát triển của các thành phố lớn, trong đó có các vấn đề
giao thông vận tải; các vấn đề liên quan đến việc hoạch định chính sách