“À, không.”
“Có thông tin nào tuyệt mật không?”
“À, không.”
“Thế thì hãy biến đi, nhóc.” Vậy là một cố gắng nữa để đánh động FBI đã
thất bại.
Có lẽ Trung tâm Thông tin Mạng sẽ biết ai phụ trách an ninh cho mạng của
họ. Tôi gọi đến Menlo Park và sau một hồi lòng vòng thì gặp được Nancy
Fischer. Đối với cô, Internet không chỉ là một bộ sưu tập những đường dây
cáp và phần mềm. Nó là một sinh vật sống, một bộ não với những tế bào
thần kinh vươn rộng toàn thế giới, lấy nguồn sống hằng giờ là hàng chục
nghìn người dùng máy tính. Nhưng Nancy là người tin vào số phận: “Nó là
bản sao thu nhỏ của xã hội xung quanh chúng ta. Không sớm thì muộn, một
kẻ phá hoại nào đó sẽ tìm cách giết chết nó.”
Có vẻ như cảnh sát mạng không hề tồn tại. Vì Milnet – lúc này đã có tên
mới là Mạng Dữ liệu Quốc phòng – không được phép truyền tải dữ liệu mật,
nên không ai chú ý đến vấn đề an ninh của nó.
“Anh nên nói chuyện với Văn phòng Điều tra Đặc biệt của Không quân (Air
Force Office of Special Investigations – AFOSI),” Nancy nói. “Họ là đơn vị
thi hành luật của Không quân. Những cuộc bắt bớ kẻ buôn bán ma túy và
những vụ giết người. Không hẳn là kiểu tội phạm cổ cồn trắng
, nhưng nói
chuyện với họ thì cũng có mất gì đâu. Tôi xin lỗi vì không thể giúp anh,
nhưng đây thực sự không thuộc phạm vi chuyên trách của tôi.”
56
Tội phạm cổ cồn trắng: Kiểu phạm tội phi bạo lực có mục tiêu tài chính,
ví dụ như gian lận thương mại, lừa đảo, vi phạm bản quyền, rửa tiền, buôn
bán bí mật kinh doanh. (BTV)