Nghiên cứu của tôi có là gì so với ông, nhưng tôi có gì để mất nào? Biết đâu
cách làm của ông cũng sẽ phát huy hiệu quả đối với tôi. Làm thế nào để
nghiên cứu một gã hacker theo cách khoa học?
6 giờ 19 phút chiều hôm đó, gã hacker quay trở lại, lần này là qua Tymnet.
Tôi không buồn nghĩ đến chuyện bám theo nữa – bắt mọi người phải bỏ dở
bữa tối làm gì khi mà họ một mực không chịu cung cấp số điện thoại cho tôi.
Thay vào đó, tôi ngồi xem gã hacker kết nối với máy MX, một máy tính
PDP-10
tại phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo ở MIT, Cambridge,
Massachusetts. Hắn đăng nhập bằng tên tài khoản Litwin, và loay hoay mất
gần một giờ đồng hồ để học cách sử dụng máy này. Hắn có vẻ chưa quen với
hệ thống của MIT, và thường xuyên phải dùng đến tính năng hỗ trợ tự động.
Sau một giờ, hầu như hắn mới chỉ biết được cách liệt kê tập tin.
66
PDP-10 là tên của một series máy tính lớn được DEC sản xuất từ năm
1966 đến năm 1983. (BTV)
Có lẽ do những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo quá bí ẩn, nên hắn không tìm
được gì nhiều. Dĩ nhiên, hệ điều hành đồ cổ này không có gì che chắn cả –
ai cũng đọc được tập tin của nhau. Nhưng gã hacker không nhận ra được
điều này: Bản thân việc không thể hiểu được hệ thống này đã là lớp rào chắn
tuyệt vời bảo vệ thông tin của họ.
Tôi lo ngại không biết gã hacker định lạm dụng các kết nối mạng của chúng
tôi trong dịp cuối tuần như thế nào. Nhưng thay vì ăn ngủ dầm dề ở phòng
máy tính, tôi ngắt tất cả các kết nối. Để che dấu vết, tôi đăng một thông báo
cho những người dùng đăng nhập vào hệ thống: “Do việc xây dựng tòa nhà
nên tất cả các mạng lưới sẽ bị ngắt cho đến thứ Hai.” Điều này chắc chắn sẽ
cách ly gã hacker khỏi Milnet. Bằng cách đếm số lượng những lời phàn nàn,
tôi có thể biết bao nhiêu người đang phụ thuộc vào mạng lưới này.
Hóa ra là rất nhiều – đủ để đưa tôi vào rắc rối.