GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 160

“Nhưng ai sẽ trả lương cho tôi đây?”

“Phép tắc, thứ chết tiệt! Tài trợ vốn, hãy quên nó đi. Không ai chịu trả tiền
cho việc nghiên cứu cả đâu; họ chỉ quan tâm đến kết quả mà thôi,” Luis nói.
“Dĩ nhiên, anh có thể viết một đề án chi tiết để xin được truy bắt gã hacker
này. Trong 50 trang giấy, anh sẽ tường trình về những gì anh biết, những gì
anh kỳ vọng, và số tiền cần cho vụ này là bao nhiêu. Hãy nhớ kể ra tên của
ba người tham khảo uy tín, tính toán tỷ lệ lợi ích đạt được so với chi phí bỏ
ra, và liệt kê các công trình anh đã viết. À, đừng quên phần giải trình về mặt
lý thuyết.”

“Hoặc nếu không, cứ việc truy bắt gã khốn này. Hãy chạy nhanh hơn hắn.
Nhanh hơn ban lãnh đạo phòng thí nghiệm. Đừng đợi chờ ai cả, hãy làm một
mình. Hãy khiến sếp vui vẻ, nhưng đừng để ông ta bó tay buộc chân tay anh.
Đừng đưa cho họ một mục tiêu đứng yên.”

Tôi hiểu vì sao Luis lại giành được giải Nobel rồi. Vấn đề không phải ông
làm gì, mà là ông làm như thế nào. Ông quan tâm đến mọi thứ. Từ một vài
viên đá giàu hàm lượng nguyên tố iridium, ông suy luận rằng cách đây
khoảng 65 triệu năm, có lẽ các thiên thạch (nguồn iridium) đã va đập vào
Trái đất. Trước con mắt nghi ngờ của các nhà cổ sinh vật học, ông khẳng
định rằng các thiên thạch này chính là hồi chuông báo tử cho loài khủng
long.

Luis Alvarez chưa hề được tận mắt nhìn thấy các phân mảnh hạ nguyên tử
đã mang lại giải Nobel cho ông. Ông chỉ chụp ảnh vết tích của chúng trong
buồng bọt

65

rồi đem phân tích – từ độ dài của chúng, ông tính ra được tuổi

thọ của các hạt này; và qua độ cong, ông tính được điện tích và khối lượng
của chúng.

65

Buồng bọt (bubble chamber): Thiết bị bao gồm một bồn chứa chất lỏng

trong suốt được đun quá nhiệt để ghi lại và theo dõi đường đi của những vi
hạt tích điện. (BTV)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.