GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 28

cứ tệp tin công khai nào, và biết những ai đang đăng nhập. Nhưng chúng tôi
cho rằng có thể chấp nhận rủi ro an ninh nhỏ xíu này để đổi lấy sự tiện lợi.

Ngẫm nghĩ về tình huống này, tôi không khỏi hoài nghi rằng hacker nào đó
đã táy máy nghịch ngợm hệ thống của tôi. Ai quan tâm tới lĩnh vực vật lý
hạt làm gì chứ! Chà, thực ra giới khoa học có lẽ sẽ phấn khởi lắm nếu có
người chịu đọc các công trình của họ. Ở đây không có gì đặc biệt thu hút các
hacker cả – không có siêu máy tính thời thượng, không có những bí mật
thương mại hấp dẫn, không có dữ liệu tuyệt mật. Cái được nhất khi làm việc
ở LBL là bầu không khí hàn lâm và cởi mở.

Cách đó 80km, Phòng Thí nghiệm Lawrence Livermore quả thực có tiến
hành công việc bí mật là phát triển bom hạt nhân và những dự án kiểu Star
Wars

6

. Đó mới là mục tiêu tấn công khả dĩ của hacker. Nhưng không thể tiếp

cận các máy tính của Livermore được, vì chúng không kết nối với bên
ngoài. Dữ liệu mật của họ được bảo vệ bằng một phương thức cực đoan: cô
lập.

6

Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao): Tên một loạt phim giả tưởng của

Mỹ. (BTV)

Nếu có người xâm nhập vào hệ thống của chúng tôi, thì họ sẽ được điều gì?
Họ có thể đọc mọi tệp tin ở chế độ công khai. Đa phần các nhà khoa học đều
chọn cơ chế hiển thị này để các cộng sự cùng đọc. Một số phần mềm hệ
thống cũng được đặt ở chế độ công khai.

Tuy chúng tôi gọi là công khai, song người ngoài không thể tiếp cận được.
Trong số đó có những dữ liệu độc quyền hoặc đã đăng kí bản quyền, chẳng
hạn các thư viện phần mềm và chương trình soạn thảo văn bản. Một số cơ sở
dữ liệu khác không phù hợp với tất cả mọi người – như danh sách địa chỉ
nhân viên hay báo cáo tiến độ công việc. Nhưng khó có để coi đây là những
tài liệu nhạy cảm và càng không thể gọi là tuyệt mật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.