Các nhà thiên văn học nhìn tôi như vậy đấy. “Cliff sao, anh ta không giống
dân thiên văn học lắm, nhưng là một tay hacker cừ đấy!” (Dĩ nhiên, giới
chuyên gia máy tính lại có cái nhìn khác: “Cliff không phải lập trình viên,
nhưng quả là một tay thiên văn học đại tài!” May mắn thay, thời gian đào
tạo sau đại học đã dạy tôi cách đánh lừa cả hai phía.)
Nhưng theo lối nói thông thường, hacker là kẻ xâm nhập trái phép vào các
máy tính
. Năm 1982, sau khi một nhóm sinh viên dùng các thiết bị đầu
và dây điện thoại đường dài để xâm nhập vào Los Alamos
và
Trung tâm Y tế Columbia, thì cộng đồng máy tính mới chợt nhận ra lỗ hổng
của các hệ thống kết nối mạng.
2
Từ nào dùng để chỉ những kẻ xâm nhập máy tính trái phép? Các chuyên
gia phần mềm theo trường phái cũ thường rất tự hào khi được gọi là hacker,
và họ căm ghét lũ trộm vặt đã tranh mất từ này. Trên các mạng máy tính, các
chuyên gia gọi những kẻ vô lại này trong thời đại điện tử của chúng ta là
“cracker” (kẻ đột nhập) hay “cyberpunk” (kẻ khủng bố mạng). Ở Hà Lan có
từ “computervredebreuk” – hiểu theo nghĩa đen là quấy rối hòa bình máy
tính. Tôi thì sao? Hành động xâm nhập trái phép vào máy tính với ý định
phá hoại khiến tôi liên tưởng đến những từ như “varmint” (kẻ vô công rồi
nghề), “reprobate” (kẻ vô lại) và “swine” (đồ con lợn).” (TG)
3
Modem: Một thiết bị chuyên dụng để mã hóa tín hiệu sóng thành tín hiệu
số và phiên giải ngược tín hiệu số thành tín hiệu sóng. (BTV)
4
Los Alamos: Một cơ sở nghiên cứu khoa học đặt gần thành phố Santa Fe ở
bang New Mexico, Mỹ. (BTV)
Cứ vài tháng lại xuất hiện một tin đồn về việc hệ thống của ai đó bị tấn
công; chuyện này thường diễn ra ở các trường đại học, và người ta thường
đổ lỗi cho sinh viên hoặc lớp thanh niên mới lớn. “Một học sinh cấp ba xuất
sắc đã xâm nhập vào một trung tâm máy tính có hệ thống an ninh hàng đầu.”