“Cliff,” anh nói, “có chuyện này lạ lắm. Có cả trăm chương trình đang chạy
trên máy tính của chúng tôi. Hình như là virus.”
“Anh cũng bị à?” Chúng tôi so sánh ghi chú với nhau và nhanh chóng nhận
ra rằng có lẽ các hệ thống Unix trên cả nước cũng đang nhiễm virus. Chỉ còn
cách vá các lỗi trong hệ thống.
“Chỉ có hai cách để tìm hiểu virus này,” Don nói. “Cách hiển nhiên nhất là
phân tách nó ra. Lần theo mã máy tính, từng dòng một, và tìm xem nó đang
làm gì.”
“Được rồi,” tôi nói, “tôi đã thử cách này, nhưng không dễ đâu. Cách còn lại
là gì?”
“Xử lý nó như một hộp đen. Quan sát nó gửi tín hiệu đến các máy tính khác,
và dự đoán xem bên trong nó chứa gì.”
“Còn một cách thứ ba đấy, Don.”
“Cách gì vậy?”
“Tìm người đã viết ra nó.”
Tôi đọc lướt qua mục tin tức về mạng máy tính: Peter Yee và Keith Bostic ở
Đại học California, Berkeley đang phân tích con virus; họ miêu tả những lỗ
hổng của Unix và thậm chí còn nêu cách vá lỗi phần mềm này. Làm tốt lắm!
Trong ngày hôm đó, Jon Rochlis, Stan Zanarotti, Ted Ts’o, và Mark Eichin
của MIT đã mổ xẻ chương trình này, phiên dịch các bit và byte thành ý
nghĩa. Tới tối thứ Năm – chưa đầy 24 giờ sau khi virus phát tác – các nhóm
ở MIT và Berkeley đã phân tích được bộ mã và đang tìm hiểu nó.
Mike Muuss ở Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Đạn đạo cũng có những kết
quả khả thi. Chỉ trong vòng vài giờ, anh đã xây dựng một phòng kiểm định
cho con virus và dùng các công cụ phần mềm để đẩy nó vào. Từ các thí