nối máy tính cá nhân, máy Macintosh và các thiết bị đầu cuối vào những cỗ
máy tính cỡ lớn của chúng tôi.
Thông thường, các máy tính trong mạng lưới được sắp xếp để tin tưởng lẫn
nhau. Nếu một máy tính chấp nhận bạn, thì máy tính khác cũng vậy. Điều
này giúp tiết kiệm một chút thời gian: mọi người chỉ phải khai một mật khẩu
khi sử dụng nhiều máy cùng lúc.
Gã hacker đã lợi dụng sự tín nhiệm này để xâm nhập vào sáu máy tính. Trên
cương vị siêu người dùng ở máy tính Unix chính của chúng tôi, hắn ngụy
trang dưới danh nghĩa tên tài khoản của người khác. Sau đó, chỉ cần gõ cửa
một máy khác trong mạng lưới là hắn có thể được chấp nhận mà không cần
phải khai mật khẩu. Vị khách của chúng tôi không biết những hệ thống này
được dùng để làm gì; tuy vậy, hắn vẫn mò mẫm khắp nơi để tìm kiếm đường
dẫn kết nối tới những máy tính mà hắn chưa khám phá.
Tới cuối phiên truy cập này, máy in hết mực. Tôi cà nhẹ bút chì trên mặt
giấy để làm hiện lên những nét ấn của đầu in, và biết được rằng gã hacker đã
sao chép tệp tin mật khẩu rồi ngắt kết nối.
Tiếng guitar bass bập bùng cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Bên ngoài, The
Grateful Dead
đang chơi nhạc ở Nhà hát Berkeley Greek dưới chân đồi,
chỉ cách phòng thí nghiệm khoảng 100m. Người hâm mộ ngồi tràn khắp bãi
cỏ để ngóng vào trong nhà hát, khiến cảnh sát cũng không cản nổi; tôi vội vã
chạy xuống, hòa mình vào hàng nghìn người khác trong những chiếc áo
phông in loang lổ. Những gã ăn xin mệt mỏi còn sót lại từ thập niên 1960
len lỏi vào đám đông xin xỏ vé, gạ bán tranh ảnh và cần sa. Màn độc diễn
trống ở nhóm khác vọng ra từ Thung lũng Strawberry đã bổ sung thêm một
tiết tấu mạnh mẽ mà chỉ lũ bần cùng chúng tôi đang lê la ngoài bãi cỏ mới
tán thưởng. Cuộc sống thế là trọn vẹn rồi: hacker cỡ mấy cũng không đáng
để phải bỏ lỡ một buổi biểu diễn của Dead.
26
The Grateful Dead: Một band nhạc rock nổi tiếng ở Mỹ. (BTV)