Việc này đối với người trọng võ khinh văn như Minh Trọng Mưu mà
nói, quả thực chính là lấy mạng hắn.
Nhưng bản thân Tạ Lâm thì sao, lại dùng kỹ thuật vẩy mực tả ý, tức là
lối vẽ chỉ cần vẽ ý của bức tranh, nhưng lại không cần đến kỹ thuật tỉ mỉ
trau chuốt.
Thế mà Tạ Lâm lại nói, đó cũng là cách tu thân dưỡng tính hả?
Vậy thì sao không dạy cho mình? Ngược lại còn bảo mình học vẽ
công bút, khiến Minh Trọng Mưu cảm thấy những kỹ thuật mình học thật là
đàn bà, dùng hết tâm trí mà vẫn sâu sắc cảm thấy uất nghẹn.
Bởi vậy có thể thấy, hoặc là Tạ Lâm đang lừa gạt mình, hoặc là muốn
bỡn cợt với đương kim hoàng đế.
Kỹ thuật công bút và tả ý, đều có thể tu thân dưỡng tính, nhưng Tạ
Lâm lại chỉ dạy mình học thứ kỹ thuật công bút nghẹn họng đó.
Lừa gạt và bỡn cợt, thì đều là đại bất kính.
Hoàng đế Vạn Triều hoàn toàn không ngờ được rằng bốn chữ “tu thân
dưỡng tính” kia, là những câu dư thừa, những từ mà Lại Xương không nên
nói ra nhất, nên đã bị sự “đại bất kính” của Tạ Lâm chọc tức khiến cho cả
người phát run.
Thân hình cao lớn thắp tắp của Minh Trọng Mưu, liền đứng bật dậy,
cầm vò rượu ném đập vào chiếc bàn bằng đất nung bên cạnh, vỡ tan thành,
dọa khiến Hầu Thiết Tranh ngồi gần đấy giật mình nhảy dựng lên, sau đó
tức giận quát:
“Lại Xương, mời Tạ Thừa tướng từ trong phủ Thừa tướng tới đây cho
trẫm.”