Lại Xương đần độn không biết cái miệng rộng của bản thân đã nói sai,
khơi lên lửa giận của hoàng đế bệ hạ, hắn ra sức nhớ lại, ra sức tìm kiếm lời
hay ý đẹp:
“Nô tài thấy, hình như là tranh sơn thủy, nước và mực được pha rất
đều nhau, Thừa tướng đại nhân vừa vung bút, là bức tranh lập tức được
hoàn thành, khiến người ta chỉ xem thế là đã thấy đủ rồi. Cảnh sông núi
nước non, nô tài nhìn vào, liền cảm thấy tâm trí dường như rộng mở, trong
lòng giống như thể đột nhiên ngộ ra điều gì đó, Thừa tướng đại nhân quả
nhiên là người có tấm lòng rộng lớn.”
Ngụ ý trong đó, đương nhiên là Tạ Lâm là người có tấm lòng rộng
lớn, tuyệt không phải là vì đại tướng quân hồi triều mà cảm thấy bị gạt bỏ.
Ngài ấy không tới đích thân cùng nghênh đón đại tướng quân, quả thực là
vì thân thể không khỏe.
Nhưng có vẻ Minh Trọng Minh không nghe ra được ngụ ý trong
nhưng lời này, chỉ nghĩ Tạ Lâm pha nước và mực vẽ với nhau để vẽ tranh,
hiển nhiên là kỹ thuật tả ý rồi.
(Tả ý là lối vẽ chủ trương dùng hội họa để diễn tả tư tưởng, không
phải để truyền thần sự vật. Mọi vật được vẽ theo cái thấy bằng tâm tư của
họa gia, thể hiện chính tâm hồn của tác giả. Bức tranh nói lên tâm tư, cảm
xúc, dao động, thái độ của chính con người. Lối vẽ này tương tự lối vẽ biểu
ý của Tây phương, trái ngược với lối vẽ công bút.)
Tạ Lâm nghiêm túc ra lệnh cho mình luyện vẽ công bút, nói cái gì mà
tính khí bạo lực, thiếu kiên nhẫn, phải tu thân dưỡng tính, gặp biến không
sợ hãi. Hại bản thân hắn phải dè dặt cẩn thận, dùng bút phác thảo, tỉ mỉ
miêu tả, chỉ sợ vẽ sai nét nào đó, vẽ một bức tranh, mà cần đến mấy canh
giờ liền. Ngay cả lạc khoản, gần như là phải từ bỏ lối chữ cuồng Thảo mà
bản thân thường dùng, nghĩ rằng sẽ dùng lối chữ Lệ nhỏ công bút để viết.